vĐồng tin tức tài chính 365

Du học về Việt Nam nhưng lương quá thấp, chàng trai nghỉ việc đi nuôi chim, doanh thu 15 tỷ/năm

2020-11-20 10:31

Anh Nguyễn Văn Phúc sinh năm 1987 sống tại xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội kể lại, sau khi du học về nước, anh làm việc tại một công ty máy tính có tiếng ở Hà Nội với mức lương 8 triệu đồng.

Nhưng sau vài tháng, công ty chuyển chế độ chuyên viên thành cử nhân bình thường, lương bổng giảm một nửa. Không đủ chi tiêu nên đã anh nghỉ làm về quê mở quán Internet, thi thoảng phụ bố mẹ chăm sóc đàn chim bồ câu nhỏ của gia đình.

"Khi tôi quyết định về quê nuôi chim, cả nhà phản đối gay gắt. Làng xóm bảo tôi là dở người, tốn bao nhiêu tiền của đi học lại về làm anh nông dân cực nhọc, thu nhập ba cọc ba đồng", anh Phú tâm sự.

Du học về Việt Nam nhưng lương quá thấp, chàng trai nghỉ việc đi nuôi chim, doanh thu 15 tỷ/năm - Ảnh 1.

Sẵn am hiểu về công nghệ thông tin, anh Phúc đã chụp ảnh đưa hình chim bồ câu lên một số website, diễn đàn rao vặt, facebook. Thấy cộng đồng mạng tương tác tốt, tìm hiểu sâu anh được biết nhiều người có của ăn của để nhờ nuôi chim bồ câu nên từ đó anh đã nảy sinh ý nghĩ gắn bó với nghề nuôi chim.

Chia sẻ về thời gian đầu khởi nghiệp, anh Phúc cho hay đã phải vay mượn 60 triệu đồng và biến tầng 2 nhà mình thành nơi nuôi chim. Tiếp đó, anh mua 100 đôi bồ câu giống Pháp, Mỹ, Hà Lan, chứ không nuôi bồ câu ta như bố mẹ.

Bên cạnh việc thiếu kinh phí, vấn đề kinh nghiệm nuôi và chọn chim cũng là rào cản lớn đối với anh Phúc. Mới đầu kinh nghiệm chưa có, anh Phúc đã bắt chim ở nhiều nơi, chim lại chưa cứng cáp, chưa được tiêm phòng nên số lượng chim bị chết gần hết.

Thất bại lần đầu, anh làm lại lần hai, chủ động học hỏi kinh nghiệm từ người bố của mình, dành nhiều tháng đi các tỉnh thành phía Bắc học hỏi. Lứa chim sau đó anh đã thành công, tăng số lượng đàn lên gấp ba lần. Bước đầu, ông chủ trẻ cũng gây dựng được những khách hàng quen.

Du học về Việt Nam nhưng lương quá thấp, chàng trai nghỉ việc đi nuôi chim, doanh thu 15 tỷ/năm - Ảnh 2.

"Chán nản đã có lúc tôi nghĩ bỏ nghề nuôi chim bồ câu, bố mẹ khuyên quay lại Hà Nội để tìm cơ hội mới. Nhiều đêm trăn trở, nghĩ thấy số tiền đầu tư vào chuồng trại quá lớn nên đã quyết tâm làm lại…", anh Phúc cho hay.

Nhưng ngay sau đó, anh Phúc lại phải đối mặt với hết vốn lần 2, phải vay của người thân mỗi người 2- 3 triệu đồng. Góp được khoảng 20 triệu đồng, anh Phúc lại bắt tay vào chọn mua 40 đôi chim bồ câu Pháp đã cứng cáp. Nhờ chăm chút chim kỹ lưỡng, đàn chim phát triển khoẻ mạnh. Chim bồ câu Pháp đẻ đến đâu anh lại nhân giống lên đến đó.

Sau khoảng 4 năm liên tục nhân giống, anh Phúc có được 2000 đôi chim bồ câu. Hiện giá chim bồ câu Pháp bán thịt bán dao động từ 65.000 - 70.000 đồng/con, chim bồ câu Pháp bán giống giá 200.000 đồng/con, loại bồ câu Pháp mua về đẻ luôn có giá 450.000 đồng/con.

Với 9.000 đôi chim bồ câu Pháp, cho anh tổng doanh thu khoảng 15 tỷ đồng, trừ chi phí, anh bỏ túi được khoảng 3 tỷ/năm. Mỗi tháng đàn chim đã cho anh thu nhập khoảng 40 triệu/tháng. Đến nay, sau 12 năm anh đã có khoảng 9000 đôi chim bồ câu Pháp, tạo công ăn việc làm cho 8 lao động, với 8 triệu đồng/tháng.

Nếu như chim bồ câu mang lại thu nhập lớn thì với cu gáy, ngoài thu nhập tạm ổn, anh Phúc còn có thêm nhiều niềm vui.

Anh Phúc cũng mua thêm một số chim cu gáy về chơi thỏa đam mê. Chàng cử nhân công nghệ nảy ra một ý tưởng điên rồ: Bắt chim cu gáy tự nhiên về nhà nuôi đẻ.

Anh Phúc cho hay, tìm được một con chim ưng ý không hề đơn giản, phải chọn loại có bố mẹ giọng tốt, mã đẹp, ngực nở, chân cao, mắt vàng cát, cườm hạt nhỏ như ông cha có câu "cườm vàng thì giọng thổ, bỏng nổ thì giọng kim". Để chọn chim gáy cảnh cần giống chim khách, bạo dạn, những con nhát hơn sẽ mua làm chim đẻ.

Xem thêm: mth.15714541002110202-man-yt-51-uht-hnaod-mihc-ioun-id-ceiv-ihgn-iart-gnahc-paht-auq-gnoul-gnuhn-man-teiv-ev-coh-ud/nv.ahos

Comments:0 | Tags: vay

“Du học về Việt Nam nhưng lương quá thấp, chàng trai nghỉ việc đi nuôi chim, doanh thu 15 tỷ/năm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools