Màn trình diễn đàn ca tài tử - Ảnh: HỒNG QUÂN
Trong khuôn khổ tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2020, hoạt động trình diễn Đờn ca tài tử và lễ hội ẩm thực Hương vị miền Tây là hoạt động gắn kết văn hóa và du lịch các vùng miền đất nước, đem sắc màu miền Tây sông nước đến Thủ đô Hà Nội.
Thông qua các hoạt động trên, du khách có cơ hội trải nghiệm một di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại Việt Nam được UNESCO ghi danh ngay tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam.
Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam có nhiều hoạt động hàng ngày giới thiệu văn hóa du lịch, sản vật địa phương. Sắp tới, du khách có cơ hội tham gia lễ Katê tại quần thể Tháp Chăm vào sáng 21-11 (thứ Bảy). Cùng ngày, từ 3h chiều, nghi thức Đón Nàng Trăng của dân tộc Thái, tỉnh Nghệ An sẽ diễn ra.
Trình diễn đờn ca tài tử - Video: HỒNG QUÂN
Ngoài ra, du khách cũng có cơ hội trực tiếp được hòa mình vào Lễ cưới của đồng bào dân tộc Pà Thẻn, tỉnh Hà Giang và nghi thức Mừng lúa mới của đồng bào Ba Na, tỉnh Gia Lai sáng Chủ nhật ngày 22-11.
Du khách có cơ hội trải nghiệm lái thử xuồng ghe miền Tây sông nước - Ảnh: H.Q
Ẩm thực miền Tây sông nước - Ảnh: H.Q
Bánh Hakoăm của người Chăm (bánh bò nướng – PV) làm từ bột gạo cái, đường cát, nước cốt dừa ăn cùng nước trà xanh - Ảnh: H.Q
Bánh Katum (bánh trái lựu) của dân tộc Khmer gồm nhiều nguyên liệu như nếp, dừa, đậu xanh, đường cát, muối, lá cây thốt nốt non - Ảnh: H.Q
Bánh bột báng An Giang nhân đậu ngọt làm từ bột báng, hoa đậu biếc, đậu xanh, đường cát, lá cẩm - Ảnh: H.Q
TTO - Vượt qua tất cả các khâu tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm khắt khe, chuối nếp nướng của người dân miền Tây đang hối hả ra lò từng mẻ để ‘bay’ sang thị trường Âu, Úc.