vĐồng tin tức tài chính 365

Ưu tiên nguồn vốn, tập trung đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao

2020-11-21 20:27

“Muốn tham gia sân chơi lớn, cần phải có nguồn vốn lớn, đầu tư lớn. Ngành Ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng đối việc phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp là sống còn trong nhiều năm qua, thời gian tới tiếp tục triển khai các giải pháp để dòng vốn chảy vào nông nghiệp công nghệ cao, chuỗi giá trị tiếp tục gia tăng”, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng nhà nước Đào Minh Tú cho biết.

Cần tạo liên kết nông dân - doanh nghiệp - ngân hàng
Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Tô Thế
Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Tô Thế

Ngày 20.11, Báo Lao Động phối hợp với NHNN Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hiệp định EVFTA - Vai trò của ngân hàng trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU” nhằm tìm các giải pháp giúp cho người nông dân và doanh nghiệp Việt tăng năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Hiển, Tổng Biên tập Báo Lao Động cho biết, từ ngày 1.8.2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực. EVFTA được ví như “con đường cao tốc” dẫn hàng hóa Việt vào thị trường Châu Âu, đặc biệt là các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam là nông thủy sản. Chinh phục được thị trường EU đồng nghĩa với việc chinh phục được một sân chơi lớn vô cùng tiềm năng với quy mô dân số hơn 500 triệu người và GDP đạt 15.000 tỉ USD.

Tuy nhiên, với những đòi hỏi khắt khe của thị trường EU, một mình doanh nghiệp hay người nông dân Việt Nam không thể “đơn thương độc mã” tiến vào thị trường này. Bởi vậy, mối liên kết giữa ngân hàng - doanh nghiệp - nông dân trong chuỗi giá trị là con đường tất yếu chinh phục thị trường Châu Âu khó tính.

Trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đồng hành cùng người nông dân, các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn để người nông dân đầu tư sản xuất nông nghiệp theo mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp Việt cải tiến dây chuyền, nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp hàng hoá Việt Nam có thể tiến sâu vào thị trường EU, mở rộng thị phần và xuất khẩu bền vững.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: Tổng dư nợ của nền kinh tế hiện nay khoảng hơn 9 triệu tỉ đồng. Tốc độ năm 2020 có thể chậm hơn so với các năm trước do COVID-19 cũng như tác động của thiên tai, bão lũ. Lĩnh vực cho vay nông nghiệp - nông thôn chiếm khoảng 2,16 triệu tỉ đồng.

Trong 2,16 triệu tỉ đồng nói trên có 27.000 tỉ đồng cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; 5.000 tỉ đồng cho những doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết giá trị.

Trong đó, Agribank là ngân hàng chủ lực trong cho vay nông nghiệp, nông thôn. Với mạng lưới rộng khắp, dư nợ của Agribank là khoảng hơn 86.000 tỉ đồng, chiếm đến 40% tổng dư nợ của nông nghiệp nông thôn cả nước.

Bà Hà Thu Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng và Các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết Ngân hàng Nhà nước đã ban hành, triển khai nhiều chính sách để hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực chính sách tín dụng khuyến khích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Những chính sách đó đã đạt được những kết quả tích cực. Đến nay đã có trên 80 tổ chức tín dụng và 1.181 quỹ tín dụng nhân dân tham gia cho vay nông nghiệp nông thôn với địa bàn rộng khắp cả nước. Tính bình quân giai đoạn 2016-2019, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 19,83%, cao hơn mức tăng 16,02% tín dụng chung của nền kinh tế.

Về giải pháp, theo bà Giang, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá, lãi suất góp phần ổn định nền tảng vĩ mô để các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trong đó mạnh dạn đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mở rộng liên kết chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn, trong đó khuyến khích phát triển ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch và chuỗi liên kết trong nông nghiệp. Đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với từng phân khúc, đối tượng khách hàng tham gia chuỗi liên kết, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao...
Phó Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Tô Thế
Phó Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Tô Thế

Công nghệ cao là chìa khóa mở cánh cửa thị trường Châu Âu

EU vốn nổi tiếng là một thị trường khó tính, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, tem nhãn, bao bì đều quy định rất chặt chẽ, khắt khe. Vì vậy, theo bà bà Bùi Thị Thanh An - Phó cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), công nghệ cao chính là then chốt giúp nông sản Việt Nam có thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao từ thị trường EU.

“Không đảm bảo được những điều kiện ngặt nghèo về chất lượng thì sẽ vô hiệu hóa các lợi thế mà EVFTA mang lại” - bà Bùi Thị Thanh An nói.

Để tận dụng cơ hội mà EVFTA mang đến, ông Nguyễn Đình Tùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vina T&T Group - cho rằng, trong chuỗi liên kết, ngoài mối liên hệ giữa nông dân - doanh nghiệp, còn một yếu tố rất quan trọng, đó là nguồn vốn.

Theo ông Tùng, các hộ nông dân cần vốn để đầu tư, phát triển cho vùng trồng của họ, tuy nhiên để tiếp cận được nguồn vốn không phải là điều dễ dàng. Nhờ việc ngân hàng tham gia vào chuỗi liên kết, nông dân sẽ được tạo điều kiện thuận tiện hơn. Ví dụ điển hình là các ngân hàng ở Bến Tre đã tham gia vào chuỗi liên kết.

Ông Tùng cho biết, chỉ cần phương án kinh doanh của doanh nghiệp tốt, ngân hàng sẽ cho nông dân ở vùng trồng đó vay vốn. Ngân hàng sẽ bám vườn, bằng cách nào đó họ sẽ khiến toàn bộ hàng của nông dân bán cho doanh nghiệp, doanh nghiệp trả tiền cho nông dân và nông dân trả lại cho ngân hàng. Muốn sản lượng được đảm bảo về lâu về dài, giữa nông dân - doanh nghiệp - ngân hàng cần duy trì được mối liên kết.

Chuyên gia kinh tế Phạm Xuân Hoè thì cho rằng, Việt Nam chưa có chuỗi giá trị nào về nông sản được hình thành đầy đủ theo đúng nghĩa của thông lệ quốc tế đã định nghĩa.

Điều này được thể hiện rất rõ về những hạn chế trong việc hình thành chuỗi giá trị nông sản, cũng như triển khai cho vay theo chuỗi giá trị của các ngân hàng, thể hiện như sau: Tính liên kết còn lỏng lẻo giữa các chủ thể trong chuỗi và các định chế tài chính đầu tư, cho vay.

Văn hóa làm ăn theo hợp đồng và cam kết tuân thủ Hợp đồng kinh tế của các chủ thể trong chuỗi còn yếu (nhất là nông dân); tuân thủ quy trình sản xuất chất lượng chưa tốt.

Vốn tự có của thành viên trong chuỗi nhỏ, chủ yếu dựa vào đi vay nên chi phí tài chính cao, những khoản nợ tồn đọng của nông dân vùng nuôi trồng thủy sản hoặc cây đặc sản chưa được xử lý dứt điểm, nợ khoanh treo ngoại bảng, không được vay mới, trong khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngân hàng đang giữ.

Về kiến nghị, theo ông Hoè, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rà soát tổng thể lại chính sách cho vay theo chuỗi giá trị nông sản và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để đồng bộ hóa một gói chính sách, nhằm thúc đẩy hình thành chuỗi giá trị nông sản và cho vay theo chuỗi giá trị nông sản.

“Trong đó chúng tôi đề nghị xây dựng một Nghị định riêng về cho vay theo chuỗi giá trị đối với nông sản chủ yếu của Việt Nam, xây dựng khung pháp lý về hợp đồng kinh tế dân sự có chế tài xử lý cụ thể với chủ thể tham gia trong chuỗi khi vi phạm hợp đồng cam kết. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử (mẫu): các nguyên tắc thỏa thuận, ràng buộc; nghĩa vụ, trách nhiệm, khai trừ ra khỏi chuỗi… của các thành viên trong chuỗi giá trị của con tôm/cá tra/lúa gạo/rau quả theo văn bản mẫu, sau khi thành viên trong chuỗi thảo luận có thể điều chỉnh theo văn hóa vùng miền. Mọi thành viên tham gia phải đọc hiểu ký cam kết thực hiện. Chế định cụ thể vai trò hiệp hội ngành hàng, bảo vệ lợi ích hợp pháp cũng như phân xử những xung đột lợi ích của các thành viên trong chuỗi giá trị” - ông Hòe kiến nghị.

Trước những đề xuất, kiến nghị của các chuyên gia tại hội thảo, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định rằng: Hội thảo “Hiệp định EVFTA - Vai trò của ngân hàng trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU” là chủ đề rất thời sự, bởi Hiệp định EVFTA mới thực thi vào đầu tháng 8. Ngay sau đó, chúng ta đã được thừa hưởng thành tựu từ Hiệp định này mang lại, nhất là vấn đề xuất khẩu lúa gạo sang thị trường khó tính như EU.

“Đối với doanh nghiệp Việt, muốn xuất khẩu được thì phải đi từ khâu sản xuất, chế biến, phải làm tốt được hai khâu này thì chúng ta mới tận dụng được cơ hội từ Hiệp định EVFTA. Muốn xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU, chúng ta phải chấp nhận cuộc chơi là có sản phẩm chất lượng tốt, ứng dụng khoa học công nghệ cao.

Muốn làm được điều đó thì doanh nghiệp Việt phải “làm ăn lớn” và muốn “làm ăn lớn” thì phải có “nguồn vốn lớn”, “đầu tư lớn”. Nhận thức được điều này, ngành ngân hàng luôn hỗ trợ tối đa cho nông dân, doanh nghiệp.

Xem thêm: odl.801658-oac-ehgn-gnoc-peihgn-gnon-oav-ut-uad-gnurt-pat-nov-nougn-neit-uu/ioh-ax/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ưu tiên nguồn vốn, tập trung đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools