vĐồng tin tức tài chính 365

Ngay cả thị trường chứng khoán Singapore cũng bị "ám ảnh" với cổ phiếu công nghệ

2020-11-23 11:47

Cuối tháng trước, các nhà đầu tư Singapore đã rót tiền vào một công ty ít được biết đến vừa ra mắt trên sàn giao dịch, với hy vọng nhận được điều kỳ diệu từ các cổ phiếu công nghệ thành công mà thị trường này bỏ lỡ từ lâu.

Trong đợt IPO lớn nhất trên Sàn giao dịch Singapore (SGX) trong nhiều năm của một công ty không phải quỹ đầu tư bất động sản, Nanofilm Technologies International đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào ngày 30/10, huy động được hơn 470 triệu đô la Singapore (tương đương 340 triệu USD).

Giá cổ phiếu của Nanofilm vượt 3 đô la Singapore vào đầu tháng 11, tăng hơn 15% so với giá IPO là 2,59 đô la Singapore, đưa vốn hóa thị trường của công ty lên khoảng 2 tỷ đô la Singapore.

Nanofilm là một nhà cung cấp giải pháp công nghệ nano cho điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác.

Theo Nikkei, màn ra mắt lạc quan của nhà công nghệ mới này đi ngược với thành tích của thị trường chứng khoán mờ nhạt tại Singapore. Tính đến ngày 12/11, chỉ số Straits Times đã giảm 16% so với đầu năm nay, thể hiện kém xa các thị trường khác tại châu Á như Kospi của Hàn Quốc (tăng 13%), chỉ số Nikkei Stock Average của Nhật Bản (tăng 8%) và BSE Sensex của Ấn Độ (tăng 5 %).

Một trong những nguyên nhân của sự sụt giảm là Singapore - một trong những trung tâm kinh tế của châu Á - thiếu các cổ phiếu công nghệ phát triển nhanh như Alibaba Group Holding, Meituan và Amazon.com, những công ty đã bùng nổ nhờ đại dịch thúc đẩy số hóa.

Ám ảnh về cổ phiếu công nghệ, được ghi nhận ở nhiều thị trường khác trên thế giới, đã khiến Singapore khó thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Các công ty có vốn hóa lớn nhất trên SGX là những di sản từ lĩnh vực truyền thống như bất động sản, vận tải, giải trí, viễn thông và tài chính.

Ngay cả thị trường chứng khoán Singapore cũng bị ám ảnh với cổ phiếu công nghệ - Ảnh 1.

Cổ phiếu giao dịch trên sàn Singapore thể hiện kém xa so với các thị trường khác. Nguồn: USDA.

Việc quá phụ thuộc vào môi trường bên ngoài để vận hành tốt nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Singapore khiến doanh nghiệp nội địa rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc trên thế giới như đại dịch COIVD-19.

"Singapore không có nền tảng tiêu dùng nội địa lớn. Như vậy, những hạn chế do đại dịch đối với di chuyển, du lịch, bán lẻ và xây dựng phần nào đã tác động không cân đối", theo chuyên gia Krishna Guha của Jefferies.

Rất nhiều trong số 30 công ty hình thành chỉ số chứng khoán Singapore, như Singapore Airlines, DBS Group Holdings và công ty bất động sản CapitaLand, đã ghi nhận ​​giá cổ phiếu lao dốc trong bối cảnh khủng hoảng y tế lần này. Đặc biệt, chỉ số nghiêng hẳn về các ngân hàng, nơi thu nhập chịu áp lực từ lãi suất thấp và đối mặt với các khoản nợ xấu gia tăng do suy thoái dưới tác động của COVID.

Ngoài ra, ngay từ trước khi xảy ra đại dịch, thị trường chứng khoán Singapore đã phải đối mặt với tính thanh khoản thấp, khiến nhiều công ty nội địa chọn thị trường nước ngoài để IPO. Những công ty này gồm tập đoàn trò chơi trực tuyến và thương mại điện tử Sea, đã lên sàn chứng khoán New York vào năm 2017 và hiện là công ty có giá trị nhất Đông Nam Á, và nhà sản xuất thiết bị chơi game Razer, đã ra mắt trên sàn giao dịch Hồng Kông.

Tình hình này giải thích tại sao vụ IPO của Nanofilm có ý nghĩa quan trọng đối với Singapore, mặc dù quy mô của nó tương đối nhỏ so với các đợt niêm yết lớn gần đây trên thị trường Trung Quốc hoặc Hàn Quốc.

"Mặc dù Nanofilm là công ty công nghệ thuần đầu tiên trong nhiều năm niêm yết trên SGX, tôi tin chắc rằng chúng tôi sẽ không phải là người cuối cùng. SGX sẽ là trung tâm niêm yết cho nhiều công ty công nghệ thuần sắp tới", nhà sáng lập Nanofilm, ông Shi Xu cho biết vào ngày ra mắt.

Các thống kê thị trường gần đây cho thấy công ty có thể tận dụng việc tích cực hoạt động của những nhà đầu tư nhỏ, vì môi trường lãi suất thấp thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận thay thế. Trong ba tháng tính đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết tại Singapore đã nhận được 2,1 tỷ đô la Singapore từ các quỹ bán lẻ, trong khi khoản đầu tư từ các tổ chức giảm ròng khoảng 940 triệu đô la Singapor, theo SGX.

Theo ông Max Loh, đối tác quản lý thị trường Singapore và Brunei của Ernst & Young, vụ IPO của Nanofilm có thể thúc đẩy sự quan tâm hơn nữa đối với những công ty chọn SGX làm điểm đến để niêm yết. Khả năng đạt được hiệu ứng gợn và hiệu ứng chùm bền vững sẽ báo hiệu tốt cho  những điều sắp tới.

Tuy nhiên, sẽ mất một thời gian dài để Singapore trở thành trung tâm chứng khoán công nghệ. "Một đợt IPO công nghệ không khiến SGX trở thành Nasdaq. Với mức vốn hóa thị trường 2 tỷ đô la Singapore, nó vẫn còn tương đối nhỏ trong thế giới cổ phiếu công nghệ. Các nhà đầu tư công nghệ có khả năng tiếp tục đầu tư vào Nasdaq hoặc Hồng Kông khi nhắc đến các cổ phiếu công nghệ như Alibaba", ông Justin Tang, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á tại United First Partners, nhận định.

Trong tương lai, nếu không lượng lớn cổ phiếu công nghệ, sự phục hồi của thị trường Singapore trong ngắn hạn có thể sẽ phụ thuộc vào sự mở cửa trở lại của nền kinh tế nội địa và toàn cầu. Tình hình đại dịch COVID-19 của Singapore đã ổn định, với số ca nhiễm mới được báo cáo ở mức một con số trong những ngày gần đây và quốc gia này đang đẩy nhanh việc mở cửa lại biên giới.

Xem thêm: nhc.80473029032110202-ehgn-gnoc-ueihp-oc-iov-hna-ma-ib-gnuc-eropagnis-naohk-gnuhc-gnourt-iht-ac-yagn/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngay cả thị trường chứng khoán Singapore cũng bị "ám ảnh" với cổ phiếu công nghệ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools