vĐồng tin tức tài chính 365

Nông nghiệp Quảng Nam tăng trưởng sau khó khăn kép

2020-11-23 14:50

Nông nghiệp Quảng Nam tăng trưởng sau khó khăn kép

Nhân Tâm

(TBKTSG Online) - Ước tính giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm 2020 của tỉnh Quảng Nam đạt 14.161 tỉ đồng, tăng 3,02% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó nông nghiệp đạt 8.389 tỉ đồng, tăng 1,86 %; lâm nghiệp đạt 1.532 tỉ đồng, tăng 5,51% và thủy sản đạt 4.240 tỉ đồng, tăng 4,58%. Theo đánh giá của địa phương, đây là kết quả có ý nghĩa trong bối cảnh ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid và bão lũ.

Chăm sóc rau tại một vườn rau tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Nhân Tâm

Thông tin này được đề cập trong báo cáo mới đây về kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2020, triển khai nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2021 do UBND tỉnh Quảng Nam công bố.

Theo báo báo, năm 2020 sản xuất nông nghiệp gặp nhiều bất lợi của thời tiết, nhất là mưa bão vào cuối năm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống người dân. Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 đã làm một số hàng nông sản xuất khẩu bị ảnh hưởng, nhưng giá các loại nông sản vẫn giữ ổn định và tăng hơn so cùng kỳ năm trước đáng kể, giúp sản xuất nông nghiệp có giảm so với các năm nhưng vẫn đảm bảo mức tăng trưởng dương.

Cụ thể, kết thúc năm 2020, cả tỉnh gieo trồng ước đạt 146.700 ha cây hàng năm, bằng 99,86% so với năm 2019, trong đó: cây lương thực có hạt 95.012 ha, bằng 96,77%; cây chất bột có củ 12.350 ha, bằng 90,46%; cây có hạt chứa dầu 11.528 ha, bằng 101,84 %; cây rau, đậu các loại 20.673 ha, bằng 110%; cây dược liệu, hương liệu 1.577 ha, bằng 110,13%.

Tính chung cả năm, diện tích lúa sản xuất khoảng 83.512 ha, năng suất đạt 54,06 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 451.475 tấn; so với năm 2019: diện tích giảm 1,68%, năng suất tăng 1,43%, sản lượng giảm 0,19% (-838 tấn). Ngô (bắp) cả năm sản xuất 11.500 ha, năng suất 48 tạ/ha, sản lượng khoảng 55.200 tấn.

Năm 2020, các địa phương duy trì diện tích đã chuyển đổi từ những năm trước và tiếp tục thực hiện chuyển đổi đất lúa sản xuất kém hiệu quả (lúa nước trời, lúa có tưới nhưng bấp bênh) sang sản xuất các cây trồng khác, với tổng diện tích 1.840,3 ha, trong đó vụ Đông Xuân là 596,7 ha, vụ Hè Thu là 1.243,6 ha.

Đất chuyển đổi chủ yếu là những chân ruộng sản xuất 01 vụ lúa, ruộng nước trời với diện tích 1.091 ha, còn lại 749,3 ha chuyển đổi từ ruộng chủ động nước nhưng sản xuất lúa hiệu quả thấp. Hầu hết các diện tích chuyển đổi đều có hiệu quả cao hơn so với sản xuất lúa. Cây trồng trong mô hình chuyển đổi đều cho năng suất cao và lợi nhuận tăng từ 20 - 30% so với sản xuất lúa trong cùng thời vụ, trên cùng chân đất.

Các địa phương có diện tích chuyển đổi lớn là Thăng Bình (695ha), Quế Sơn (237 ha), Tiên Phước (164 ha), Duy Xuyên (140ha), Phú Ninh (115 ha), Hiệp Đức (90 ha)... Cây trồng được chuyển đổi khá đa dạng. Vùng đồng bằng, trung du, cây trồng chuyển đổi chủ yếu là: lạc (399,2 ha), ngô (238 ha), dưa các loại (199 ha), sắn (174 ha), rau các loại (84,1 ha), đậu các loại (72,5 ha). Vùng miền núi, cây trồng chuyển đổi chủ yếu là dược liệu (93 ha), Cây ăn quả: chuối, bưởi (134 ha)...

UBND tỉnh Quảng Nam đã giao vốn thực hiện Kế hoạch bảo tồn và phát triển cây Quế Trà My năm 2020 (1,59 tỉ đồng) thực hiện tại các huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Tiên Phước. Trong khi đó, tổng kinh phí bố trí năm 2020 hỗ trợ khuyến khích bảo tồn và phát triển dược liệu là 6,7  tỉ đồng. Và từ 2017 đến 2020, UBND tỉnh phê duyệt phương án sử dụng môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh cho 11 tổ chức (kể cả 2 trung tâm), với tổng diện tích 246,88 ha với tổng diện tích Sâm đã trồng là 28,97 ha.

Trong năm 2020, các địa phương vẫn tiếp tục thực hiện mô hình liên kết sản xuất các loại cây trồng. Vụ Đông Xuân có khoảng 3.500 ha liên kết sản xuất, trong đó giống lúa (3.250 ha), các cây trồng khác như: rau các loại, ớt, dâu tằm, lạc, dược liệu, cây ăn quả khoảng 250 ha,… Vụ Hè Thu, diện tích khoảng 1.359 ha, trong đó, giống lúa 1.186 ha, rau đậu các loại 68 ha, dâu tằm 55 ha, cây ăn quả 34 ha, dược liệu 16 ha…Việc liên kết sản xuất đã giúp cho đầu ra sản phẩm được bao tiêu, ổn định, đồng thời tăng thu nhập cho người dân.

Cũng theo báo cáo này, trong năm 2020, tổng kinh phí phân bổ từ nguồn kinh phí sự nghiệp để triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của UBND tỉnh là 26,3 tỉ đồng. Tỉnh đã thu hút được 78 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó, có 9 dự án thuê dịch vụ môi trường rừng để trồng Sâm Ngọc Linh và 69 dự án đầu tư vào các lĩnh vực khác.

Trong khi đó, năm 2019, các địa phương đã triển khai thực hiện trồng rừng gỗ lớn với diện tích 768,31 ha; kinh phí gần 3 tỉ đồng tại các huyện như Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn và Nông Sơn.

Xem thêm: lmth.pek-nahk-ohk-uas-gnourt-gnat-man-gnauq-peihgn-gnon/849013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nông nghiệp Quảng Nam tăng trưởng sau khó khăn kép”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools