Luật sư Phan Trung Hoài phát biểu tại tòa - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo luật sư Phan Trung Hoài, giai đoạn 2 của vụ án Ngân hàng Đông Á (DAB) liên quan đến các nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia, Đồng Tiến, M&C và Tân Vạn Hưng không hề tách rời giai đoạn 1 vụ án.
Thực tế các cơ quan tiến hành tố tụng đã chia tách vụ án hình sự thành 2 giai đoạn do không thể hoàn thành sớm việc điều. Tuy nhiên, việc tách làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án, gây bất lợi cho ông Bình cùng một số bị cáo khác.
Với hành vi gây thiệt hại cho DAB 3.139 tỉ trong việc cho nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia, TTC vay tiền của ông Bình và đồng phạm, do Nguyễn Thiện Nhân (nhóm TTC) đã bỏ trốn nên vụ án được tách ra để xem xét xử lý sau dẫn đến vụ án không được xem xét giải quyết một cách đầy đủ, toàn diện, ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của các bị cáo cũng như của cá nhân, tổ chức có liên quan.
"Liệu việc tách các vụ án và hành vi nêu trên có tạo ra tình trạng "án chồng án" hay không, trong khi tất cả diễn biến hành vi của ông Trần Phương Bình đều có chung một dấu hiệu sai phạm, trong cùng khoảng thời gian xem xét với trách nhiệm là tổng giám đốc DAB" - luật sư Hoài nói.
Ông Hoài cũng khẳng định nếu việc xử lý tài sản đảm bảo, kê biên, phong tỏa tài sản, định giá tài sản được xem xét toàn diện, đầy đủ, phù hợp với giá thị trường, khả năng cân đối, khắc phục được phần lớn hậu quả xảy ra.
Vì vậy, luật sư Hoài kiến nghị HĐXX xem xét cân đối các khoản nợ gốc và lãi tính đến thời điểm khởi tố vụ án với trị giá các tài sản đã được định giá và thu hồi, từ đó đối trừ để xác định hậu quả thiệt hại và phân định trách nhiệm dân sự phù hợp với mức độ, hành vi sai phạm của ông Trần Phương Bình và các đồng phạm.
TTO - Sáng 24-11, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM đã luận tội đối với 12 bị cáo trong vụ thất thoát 8.800 tỉ tại Ngân hàng Đông Á (DAB). Trong đó, ông Trần Phương Bình tiếp tục bị đề nghị mức án chung thân, bồi thường 75 tỉ đồng.