Trong buổi lễ khởi động dự án ở thành phố Cao Hùng ngày 24-11, bà Thái cho biết dự án đánh dấu cột mốc lịch sử trong năng lực phòng vệ của Đài Loan.
"Việc xây dựng cho thế giới thấy quyết tâm mạnh mẽ của Đài Loan trong việc bảo vệ chủ quyền. Các tàu ngầm là thiết bị quan trọng để phát triển năng lực chiến tranh bất đối xứng của Đài Loan và để ngăn tàu thù địch vây quanh Đài Loan", Hãng tin Reuters dẫn lời lãnh đạo Đài Loan.
Đài Loan vài năm qua đã sửa chữa lại đội tàu ngầm, trong đó nhiều chiếc có từ thời Thế chiến II.
Năm 2018, chính phủ Mỹ đã bật đèn xanh cho các nhà sản xuất Mỹ tham gia chương trình tàu ngầm của Đài Loan, giúp lãnh thổ này có được các thành phần quan trọng để phát triển tàu ngầm. Tuy nhiên, chưa rõ mức độ tham gia của các công ty Mỹ vào dự án.
Tập đoàn CSBC của Đài Loan cho biết dự án sẽ đóng 8 tàu ngầm, trong đó chiếc đầu tiên sẽ được bàn giao vào năm 2025. Lãnh đạo tập đoàn, ông Cheng Wen Lung, nói rằng họ đã phải đối mặt với nhiều thách thức, từ việc thu mua các bộ phận tàu cho đến sự cản trở của "các thế lực bên ngoài".
Dù đến nay phần lớn thiết bị của Đài Loan là do Mỹ cung cấp, bà Thái thời gian qua đã thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp quân sự trong nước. Hồi tháng 6-2020, bà đã tham dự buổi bay thử các máy bay đào tạo được sản xuất nội địa.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang tăng cường các hoạt động quân sự quanh Đài Loan, nhiều lần đưa máy bay chiến đấu vượt qua eo biển Đài Loan. Bắc Kinh cũng tuyên bố có thể sử dụng vũ lực để chiếm Đài Loan nếu cần thiết. Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một vùng lãnh thổ của nước này.
TTO - Nếu quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan không thể phát triển toàn diện trước sức ép của Bắc Kinh, ít nhất mối quan hệ này 'có thể tiến nhưng không lùi' ở một số lĩnh vực, bao gồm kinh tế, theo đánh giá của giới chức Mỹ.
Xem thêm: mth.56920406142110202-couq-gnurt-ut-oc-yugn-ohp-iod-ed-magn-uat-8-gnod-naol-iad/nv.ertiout