vĐồng tin tức tài chính 365

Quảng Ninh: Ế ẩm “vàng đen”

2020-11-25 08:28

Việc tiêu thụ than của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) gặp trở ngại những tháng cuối năm, khiến lượng tồn đọng khá lớn do các nhà máy nhiệt điện giảm mua, thời tiết mưa bão nhiều khu vực miền Trung, miền Nam và dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch bán than của ngành.

Các nhà máy điện giảm mua than

Một báo cáo của TKV cho thấy, tình hình tiêu thụ than từ tháng 9.2020 trở đi đến hết cuối năm sẽ gặp nhiều trở ngại do đồng loạt các nhà máy nhiệt điện từ Bắc vào Nam giảm lượng mua vào đáng kể. Tháng 10 là kỳ vọng của ngành than, nhưng điều đó không xảy ra, khi trước đó các nhà máy điện trong nước đăng ký sản lượng mua nhiều hơn, nhưng thực tế lại khác khi hàng loạt nhà máy phát văn bản giảm khối lượng mua vào.

Cụ thể ở đây là nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh gửi yêu cầu giảm sản lượng mua của TKV từ 286.000 tấn xuống còn 100.000 tấn (trong tháng 10). Tiếp đó là nhà máy điện Phả Lại, Duyên Hải 1, Nhiệt điện Mông Dương 1 và 2 đều thông báo giảm tới 50% và thậm chí không mua với lý do lượng than nhập vào kho và số lượng trên biển vượt quá khả năng tiêu thụ của các nhà máy tính từ giờ đến hết năm 2020.

Theo lý giải của TKV, nguyên nhân bởi thời tiết mưa bão liên tục (miền Trung và Miền Nam) khiến lượng nước lớn đổ về nên nguồn phát điện tập trung phát hết công suất, điện huy động từ các nhà máy nhiệt điện giảm sản lượng phát đáng kể, cùng với đó là giá điện mua thấp khiến cho các nhà máy nhiệt điện hoạt động cầm chừng. Một lý do khác nữa, nhu cầu dùng điện của toàn bộ nền kinh tế đạt thấp do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19…

Theo đánh giá của TKV, tiêu thụ than cho nhiệt điện chỉ dừng lại ở mức 61% theo kế hoạch; than tiêu thụ cho các nhà máy phân bón đạt 98% kế hoạch và than tiêu thụ cho các hộ ximăng cũng giảm đáng kể. Ngoài ra, theo nhiều ý kiến trao đổi với PV Lao Động, một trở ngại khác là nguồn than nhập khẩu với cùng chủng loại của TKV cấp cho các hộ có giá thành rẻ hơn so với than trong nước, dẫn đến nhiều nhà máy tiêu thụ đặt hàng các công ty bên ngoài cung cấp than cho họ thay vì chỉ tập trung nhập than của TKV.

Tiêu thụ than gặp khó khăn

Theo TKV, qua hơn 10 tháng đầu năm, doanh thu từ bán than của tập đoàn đạt 58.331 tỉ đồng (bằng 73% kế hoạch và bằng 97% so cùng kỳ). Nhìn vào con số này, tưởng chỉ thấp hơn chút ít so với thời điểm năm 2019, nhưng thực tế điều này gây ra không ít khó khăn cho TKV. Nếu như cả năm 2019, than sản xuất ra đến đâu, bán sạch đến đó, thậm chí “vét” bãi cả xít không đủ bán thì sự tình tiêu thụ năm nay khác hoàn toàn. Từ đầu năm đến nay, TKV không ít lần điều chỉnh giảm sản lượng khai thác xuống hàng triệu tấn bởi nhìn nhận những khó khăn của nền kinh tế do đại dịch COVID-19.

Một tín hiệu tốt là hoạt động kinh doanh chung của Tập đoàn này vẫn khả quan, nên dù có đại dịch, ngành than vẫn đảm bảo cuộc sống và tiền lương cho hơn 96.000 lao động với thu nhập 12,42 triệu đồng/người/tháng (bằng mức 96,7% so với năm 2019). Điều quan ngại là, các đơn vị khai thác lúc này đang ở thế cầm chừng khi sản lượng hàng với triệu tấn than nguyên khai vẫn nằm trên các bãi khai trường mỏ do hoạt động tiêu thụ chậm, mà không biết sẽ kéo dài bao lâu. “Chúng tôi còn tồn trên 1,3 triệu tấn than sạch chờ tiêu thụ, trong khi các mỏ cùng chia sẻ khó khăn còn để tồn trên bãi số lượng là khá lớn” - Giám đốc một Cty kho vận của TKV cho hay.

Một giám đốc doanh nghiệp (xin giấu tên) kinh doanh than cho Tập đoàn, chuyên phân phối cho các hộ tiêu thụ phàn nàn: Thời điểm này năm trước, lãnh đạo các nhà máy đổ xô đến TKV cậy cục mua than, thì giờ mình phải đi năn nỉ họ để bán than.

“Giờ nguồn than nhập khẩu nhiều, giá rẻ hơn của TKV khiến các nhà máy ra mua ngoài là một thách thức rất lớn về cạnh tranh, nếu TKV không có sự điều chỉnh chiến lược mạnh mẽ về quản trị giá thành” - vị giám đốc này lo lắng.

Xem thêm: odl.267658-ned-gnav-ma-e-hnin-gnauq/gnourt-iht/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quảng Ninh: Ế ẩm “vàng đen””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools