- Liên minh châu Âu viện trợ 2,65 tỷ đồng cho người dân vùng lũ tại Việt Nam
- Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam- Hàn Quốc
- Việt Nam tạo mọi điều kiện để thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư với Hoa Kỳ
Tại buổi làm việc, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã cho biết: Trong số 45 địa phương thuộc 20 quốc gia trên thế giới mà Đà Nẵng đã thiết lập quan hệ chính thức có 10 địa phương thuộc các nước EU.
Mối quan hệ giữa Đà Nẵng và các địa phương EU tập trung vào những chương trình, dự án hợp tác cụ thể, góp phần giải quyết những vấn đề cả hai bên cùng quan tâm và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Các lĩnh vực được quan tâm gồm: môi trường, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, giáo dục, thành phố thông minh,…
Đoàn Đại sứ các nước thành viên Châu Âu (EU) do ngài Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam dẫn đầu đã có buổi thăm và làm việc tại TP Đà Nẵng. |
Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sang EU ước đạt 225 triệu USD, nhập khẩu ước đạt 120 triệu USD. Giai đoạn 2019-2020, các cơ quan, tổ chức phi chính phủ thuộc EU đã cam kết viện trợ tổng cộng 21 chương trình, dự án với tổng kinh phí hơn 27,6 tỷ đồng cho TP Đà Nẵng.
Ở cấp hợp tác địa phương, TP Đà Nẵng đã thiết lập quan hệ hữu nghị, có chương trình hợp tác với nhiều tỉnh, thành tại EU như: Bruxelles (Bỉ), Boras (Thụy Điển), Salo và Turku (Phần Lan), Timisoara (Rumani), Varna (Bulgaria), Kosice (Slovakia)...
Theo ngài Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam: Chuyến thăm lần này của đoàn nhằm tìm hiểu môi trường, các chính sách thu hút đầu tư của TP Đà Nẵng, nhằm kết nối, giới thiệu những doanh nghiệp tại các nước trong Liên minh Châu Âu đang có ý định đầu tư vào Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư Châu Âu đang muốn tìm kiếm các địa phương có chính sách hấp dẫn, ổn định, minh bạch để yên tâm đầu tư lâu dài, và TP Đà Nẵng là một trong những thành phố có tốc độ phát triển ấn tượng tại Việt Nam.
Hiện nay xu hướng của các doanh nghiệp Châu Âu là phát triển theo hướng số hóa và sản xuất công nghiệp “xanh”. Các khu Công nghệ cao, Công viên phần mềm tại TP Đà Nẵng đang theo đúng xu hướng và có nhiều tiềm năng để xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do EVFTA giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 sẽ tạo nhiều cơ hội hợp tác thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam nói chung cũng như Đà Nẵng nói riêng - Ngài Giorgio Aliberti nhận định.
Báo cáo của UBND TP Đà Nẵng cũng cho thấy, dù trải qua 2 đợt cao điểm chống COVID-19 và chịu ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh chung trên toàn cầu, nhưng trong 9 tháng đầu năm 2020, Đà Nẵng đã thu hút được 140,88 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (giảm 66,1% so với cùng kỳ năm 2019); lũy kế đến nay, Đà Nẵng có 869 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 3,518 tỷ USD. Tiềm năng hợp tác giữa Đà Nẵng và các đối tác EU còn rất lớn để khai thác. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ tháng 8-2020. Đây là nền tảng và đòn bẩy quan trọng để Việt Nam và các đối tác châu Âu nói chung, Đà Nẵng và các đối tác EU nói riêng phát huy tối đa các lợi ích mà hiệp định có thể mang lại, thúc đẩy tự do hóa thương mại, hợp tác, liên kết, góp phần vực dậy nền kinh tế sau những tác động nặng nề do COVID-19.
Xem thêm: /153126-gnaN-aD-iov-ut-uad-av-cat-poh-gnouc-gnat-UE/us-ioht-naul-hniB-neik-uS/nv.moc.dnac