vĐồng tin tức tài chính 365

Chống sách giả bằng reading code

2020-11-27 11:01
Chống sách giả bằng reading code - Ảnh 1.

Bà Ngô Phương Thảo giới thiệu Reading code tại buổi tọa đàm của Hội Xuất bản - Ảnh: L. ĐIỀN

Cần hướng tới một cộng đồng đọc trưởng thành hơn, như vậy khi đó mảnh đất sống cho các loại sách giả mới bị thu hẹp đến mức thấp nhất.

Bà Ngô Phương Thảo

Trong khi nạn sách giả, sách lậu đang có dấu hiệu lớn mạnh hơn nhờ vào sự "tiếp tay" của các cách bán hàng qua mạng, một đơn vị làm sách đưa ra giải pháp kép cho câu chuyện chống sách giả vốn làm đau đầu giới xuất bản Việt Nam nhiều năm nay.

Đó là sáng kiến Reading code - mã chống giả - của Anbooks vừa được công bố tại tọa đàm mới đây của Hội Xuất bản Việt Nam. Theo đó, mỗi bản sách sẽ được dán một tem chống giả có in reading code, mỗi tem mang một con số (ID) định danh cho cuốn sách được dán, các số không trùng nhau và chỉ được kích hoạt một lần bởi người mua. 

Việc kích hoạt này giản tiện nhờ vào điện thoại thông minh: dùng Viber, Zalo hoặc camera của iPhone để quét mã QR code in trên tem.

Khác biệt của reading code này so với các tem chống giả lâu nay là ở việc cấp cho mỗi quyển sách một con số định danh, khiến nếu một quyển nào đã được người mua kích hoạt thì một quyển sách giả sao chép tem tương tự sẽ bị phát hiện khi người mua kích hoạt. 

Khi đó, tem trên sách giả không kết nối được với website ủy quyền của nhà xuất bản, hoặc sẽ được thông báo về cho người kích hoạt nội dung rằng: "Cuốn sách này đã được kích hoạt vào lúc... dd/mm/yy bởi độc giả...". Khi đó người mua biết mình đã mua phải sách giả.

Giải pháp này được xây dựng dựa trên kỳ vọng về một cộng đồng đọc sách và làm sách có trách nhiệm hơn, chứ không đơn giản chỉ cần có một chiếc tem dán lên sách để chứng minh cả sách và tem đều được nhà làm sách sản xuất (mà nhiều trường hợp sau đó người làm sách giả "sao y" tem chống giả khiến công chúng không còn ai nhận ra đâu là tem thật và đâu là tem giả nữa).

Để vận hành cho giải pháp này, đơn vị làm sách phải xây dựng một nền tảng "chạy đằng sau" mỗi quyển sách. Nói cách khác, khi người đọc mua một quyển sách thật và kích hoạt reading code, một thế giới khác sẽ mở ra thông qua việc kết nối với website ủy quyền, ở đó có các thông tin về quá trình làm ra quyển sách này, các chương trình khuyến mãi, giảm giá, những tư vấn cần thiết... 

Một bạn đọc mua sách và sau khi kích hoạt reading code có thể tìm hiểu sâu hơn thông tin về tác giả, có thể trò chuyện tương tác với tác giả. Ở chiều ngược lại, một tác giả thông qua kênh tương tác này cũng có thể hẹn hò gặp gỡ offline nói chuyện về sách, hoặc chủ động cung cấp/tiếp thị đến người đọc những thông tin về câu chuyện sáng tác/dịch thuật của mình.

"Như vậy người mua sách sử dụng công nghệ reading code sẽ thu hoạch được nhiều hơn, chứ không chỉ nội dung cuốn sách, đó là cơ hội để kết nối từ phía tác giả và những người có cùng sở thích về sách, mà quyển sách cụ thể ấy chỉ như chất xúc tác ban đầu. 

Họ có thể thông qua reading code vào website ủy quyền và tương tác với dịch giả, với những người có cùng sở thích, đó cũng là một xu hướng phát triển đề tài sách và là một kênh phản hồi từ cộng đồng bạn đọc mà người làm sách cần để tham chiếu" - bà Ngô Phương Thảo, giám đốc Anbooks, chia sẻ.

Mặc dù hoạch định chi phí cho công nghệ reading code chống giả này chỉ chiếm tỉ lệ 1% giá bìa mỗi quyển sách, tức "gánh nặng" đổ lên vai người tiêu dùng không đáng kể, nhưng thực tế phần việc xây dựng một platform (nền tảng kết nối) đòi hỏi nhiều công sức hơn và có những phần việc không đo đếm đơn thuần theo tỉ lệ như vậy được.

"Nó là điều kiện cần để hướng tới một cộng đồng đọc trưởng thành hơn. Chỉ có như vậy, khi đó mảnh đất sống cho các loại sách giả mới bị thu hẹp đến mức thấp nhất", bà Thảo kỳ vọng.

Từ phía Hội Xuất bản, nhiều nhà làm sách đồng cảm và chia sẻ với ý tưởng công nghệ reading code này. Trong hơn mười năm qua, thông điệp chống sách giả được Nhã Nam đi tiên phong (và một số thương hiệu sách khác cũng tích cực hưởng ứng) in hẳn lên trang bản quyền của mỗi quyển sách, lời lẽ đanh thép "ủng hộ sách giả là giết chết sách thật", nhưng hiệu quả dường như không đáng kể. 

Reading code và con đường dẫn đến một cộng đồng đọc trưởng thành có thể là lối ra cho môi trường xuất bản lành mạnh hơn.

Lazada bị First News - Trí Việt kiện vì bán sách giả Lazada bị First News - Trí Việt kiện vì bán sách giả 'Muôn kiếp nhân sinh', 'Đắc nhân tâm'...

TTO - First News - Trí Việt khởi kiện, yêu cầu Lazada tháo gỡ thông tin trên các gian hàng bán sách giả và ngăn chặn tình trạng buôn bán sách giả trên hệ thống.

Xem thêm: mth.69770829072110202-edoc-gnidaer-gnab-aig-hcas-gnohc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chống sách giả bằng reading code”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools