vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao Black Friday ở Việt Nam năm nay kém náo nhiệt?

2020-11-29 09:43

Các trung tâm thương mại ở Hà Nội, TP HCM hôm qua (27/11) đã trải qua ngày hội giảm giá Black Friday với không khí không còn náo nhiệt như các năm trước. Trong khi một vài cửa hàng vẫn duy trì sức hút thì khá nhiều nơi gặp cảnh đìu hiu.

Tại Hà Nội, suốt buổi sáng 27/1, không khí mua sắm tại các trung tâm thương mại khá trầm lắng, dù hầu như gian hàng nào cũng tích cực quảng cáo giảm giá 50% - 70%. Còn ở TP HCM, mua sắm đông đúc diễn ra cục bộ ở vài khu trong các trung tâm thương mại lớn ở quận 1, TPHCM.

Thậm chí, trong hai khung thời gian cao điểm là giờ nghỉ trưa và sau khi tan làm của giới văn phòng, cảnh nhộp nhịp cũng chỉ diễn ra ở một vài cửa hàng thời trang và gia dụng. Đơn cử không khí đông đúc tại một số trung tâm thương mại ở hai thành phố đến từ "giờ vàng" giảm giá của một thương hiệu thời trang Thụy Điển.

Tại TP HCM, khu vực đường Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn đông đúc xe cộ cũng chủ yếu nhờ sức hút của "giờ vàng" thương hiệu này và trùng với dịp một thương hiệu bán hàng gia dụng và phong cách sống của Nhật Bản mở cửa hàng chính thức đầu tiên tại Việt Nam nên thu hút người đến xếp hàng mua lần đầu. Trong khi đó, tại nhiều tuyến phố bán lẻ thời trang, gia dụng, mỹ phẩm khác, dù có bảng giảm giá nhưng không thu hút được nhiều người đến "săn" hàng.

Khu vực bán mỹ phẩm của một trung tâm thương mại ở Bà Triệu, Hà Nội vắng khách sáng 27/11. Ảnh: Anh Tú.

Khu vực bán mỹ phẩm của một trung tâm thương mại ở Bà Triệu, Hà Nội vắng khách sáng 27/11. Ảnh: Anh Tú.

Việc Black Friday năm nay không còn là cơ hội kinh doanh béo bở cho hầu hết cửa hàng bán lẻ đến từ nhiều lý do. Đầu tiên, một số trung tâm thương mại không dám mạnh tay hút khách như mọi năm, do lo ngại an toàn hậu Covid-19. Trong khi năm ngoái, có trung tâm thương mại tổ chức phát quà, voucher ưu đãi cho khách hàng đến xếp hàng sớm thì năm nay không còn.

Các thương hiệu cũng tổ chức Black Friday theo hướng kéo dài thời gian. Hầu hết các nhãn hàng mà mở bán hàng giảm giá từ cuối tuần trước, khiến nhu cầu mua sắm không còn dồn nén lại như mọi năm.

Thứ hai, một số khách hàng đã không còn mặn mà với ngày giảm giá Black Friday. Một số người năm nay vẫn trực tiếp tham dự vẫn tỏ ra không hài lòng. "Tôi được bạn rủ nên cũng đi thử nhưng những mẫu mình ưng thì không có size (kích cỡ). Chúng đều quá to hay quá nhỏ", chị Khánh Như, quận Phú Nhuận, cho biết.

Một số khác cho rằng, dù quảng cáo trước đó là giảm đến 70% nhưng đa số hàng hóa vẫn chỉ giảm 10%, những mẫu giảm sâu hơn từ 30% đến 50% thì đã lỗi mốt, thậm chí có sản phẩm bị cũ vì tồn kho lâu. "Ở nước ngoài người ta giảm giá đậm trên cả mẫu mới, còn quần áo giày dép ở đây thì vào chọn xong vẫn chỉ mua được hàng nguyên giá hay giảm 10% là chính thôi", anh Tấn Phát, quận 8, nói.

Thứ ba, cũng chính vì không thực sự giảm giá những mặt hàng "hot", được yêu thích nên một số người dùng chuyển sang mua hàng của dịch vụ "săn sale" nước ngoài. Theo quan sát, dù lượng người nhận đặt hàng mua giảm giá cho khách có giảm nhưng giá cả đang rất phải chăng.

Trên một số cộng đồng "order" hàng Black Friday, giới nhận đặt hàng hộ thông báo những "deal khủng" với mỹ phẩm, giày dép hàng hiệu giảm từ 50% đến 80% so với giá gốc. Giá sản phẩm, cộng với tiền cân và phí vận chuyển lại vẫn rẻ hơn so với giá đang được bán tại Việt Nam.

"Năm nay hàng order Black Friday sẽ về trễ hơn, tầm 3-5 tuần do vận chuyển khó khăn vì dịch. Nhưng bù lại các thương hiệu lớn lần này giảm rất sâu", Đức Trần, một người nhận "săn sale" giày hiệu ở Hà Nội nói.

Thứ tư, xu hướng chuyển dịch mua sắm lên thương mại điện tử tăng tốc từ sau dịch nay tiếp tục duy trì, không chỉ ngày thông thường mà cả với những lễ hội giảm giá. Nhiều khách hàng thay vì chen chúc tại trung tâm thương mại đã chọn canh "giờ vàng" để "săn hàng" như đợt 11/11 vừa diễn ra.

Tiki cho biết, tính đến nửa ngày 27/11, sự kiện Black Friday trên sàn này ghi nhận doanh số tăng 2,5 lần và số đơn hàng theo dịch vụ giao ngay 2-3h tăng 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Lazada dù không đẩy mạnh chiến dịch Black Friday nhưng cho biết tổng số lượng đơn hàng tăng gấp 3 lần so với Black Friday 2019. "Trong đó, các ngành hàng như chăm sóc sức khỏe & làm đẹp, mẹ & bé, và bách Hóa ghi nhận sự tăng trưởng nổi bật", Đại diện Lazada chia sẻ với VnExpress.

Trong một khảo sát được công bố vào tháng 10/2020 của Q&Me cũng cho biết, tỷ lệ người cho hay có mua sắm trực tuyến thường xuyên hàng tháng đã đạt 61%, so với 47% vào năm trước. "Kênh trực tuyến đã trở thành một phần của đời sống mua sắm người Việt Nam", khảo sát này nhận định.

Ông Trương Văn Quý, Giám đốc EQVN, một chuyên gia về thương hiệu, đánh giá rằng "chuyển dịch của người tiêu dùng lên trực tuyến từ đại dịch đến nay rất mạnh, với hành vi mua hàng online ước tính tăng gấp đôi". Bằng chứng là đợt 11/11 gần đây cũng ghi nhận những kỷ lục mới.

Tuy nhiên, lý do thứ năm, cũng theo vị chuyên gia này, thương mại điện tử Việt Nam đạt doanh thu đâu đó khoảng 10 tỷ USD trong năm 2020 thì nó vẫn còn bé so với tổng dung lương thị trường bán lẻ đang khoảng 150 tỷ USD. Điều đó chứng tỏ kênh trực tiếp (offline) vẫn là kênh chủ đạo. Nếu kênh này kém sôi nổi đồng nghĩa sức mua còn chưa cao.

"Do vậy, yếu tố Covid-19 có thể đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng mua sắm của người Việt", ông Quý cho rằng khả năng một số người đang có nhu cầu tiết kiệm và chi tiêu chặt chẽ hơn nên đã không tham gia vào Black Friday.

Dỹ Tùng

Xem thêm: lmth.7358914-teihn-oan-mek-yan-man-man-teiv-o-yadirf-kcalb-oas-iv/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao Black Friday ở Việt Nam năm nay kém náo nhiệt?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools