vĐồng tin tức tài chính 365

Làm việc từ xa đang 'giết chết' nền kinh tế văn phòng trị giá hàng tỷ USD?

2020-11-29 13:28

Trong một thập kỷ qua, Carlos Silva đã dán, đóng và sửa dây kéo giày và ủng tại Stern Shoe Repair, một cửa hàng buôn bán đông khách qua lại ngay bên ngoài lối vào Metro tại Ga Union ở Washington DC. Bình thường, anh ấy sẽ đi làm lúc 7 giờ sáng và về lúc 8 giờ tối. Nhưng kể từ khi công việc văn phòng và việc đi tàu gần như ngừng hoạt động, anh ấy đã đóng cửa cửa hàng lúc 4 giờ chiều. Silva nói: "Chẳng có ai đi qua đi lại cả. Toàn bộ nhà ga đã chết. Bây giờ nó chỉ là một công việc bán thời gian."

Các nhà kinh tế đã tập trung nhiều vào sự tàn phá đại dịch của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cửa hàng truyền thống, quán bar, nhà hàng và các chuỗi cửa hiệu lớn. Nhưng họ hầu như không để ý đến một mối đe dọa tiềm tàng lớn hơn và nhiều hệ quả hơn, một nền kinh tế trị giá hàng nghìn tỷ USD GDP mỗi năm và xoay quanh một tác nhân kinh tế duy nhất - nhân viên văn phòng trí thức.

Khi các công ty ở các thành phố trên khắp nước Mỹ buộc phải trì hoãn và thậm chí bỏ luôn kế hoạch mở lại văn phòng, họ đã biến các khu kinh doanh của thành phố từng chật chội thành các thị trấn thương mại "ma" với các tòa nhà chọc trời và khu phức hợp cao cấp bị bỏ trống. Kết quả là sự tê liệt của hệ sinh thái kinh doanh hiếm khi được nhắc đến - những người lao động trí thức - chiếm 100 triệu lao động trước đại dịch.

Những nhân công này mua sắm tại các cơ sở kinh doanh nhỏ như tiệm sửa giày, tiệm giặt khô, phòng tập thể dục, xe bán đồ ăn, người bán hoa và hiệu thuốc. Nhưng họ cũng là một trong những khách hàng quan trọng nhất và là nguồn doanh thu cho một loạt các doanh nghiệp lớn hơn, ít rõ ràng hơn - các công ty giao đồ ăn như Grubhub và Uber Eats, và các công ty vật tư in ấn như Xerox. Giữa Covid-19, các điểm bán đồ công sở Brooks Brothers và J.Crew đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản, trong khi Brooks Brothers rao bán vào tháng trước. Và trong báo cáo hàng quý vào cuối tháng 7, Starbucks đã quy khoản lỗ khoảng 2 tỷ USD mỗi năm bởi các khu văn phòng trở nên vắng vẻ. Bắt đầu một ngày làm việc tại nhà, những người làm việc từ xa không còn phải xếp hàng để có một ly cà phê buổi sáng.

Trong khi đó, ở trên không, việc đi công tác từng chiếm 60% đến 70% tổng doanh thu của các hãng hàng không. Mặc dù những nơi vui chơi giải trí cũng đã bị đóng cửa, nhưng việc "Zoom hóa" các cuộc họp kinh doanh là đòn giáng mạnh nhất, khiến các chuyến bay giảm mạnh trong ít nhất vài năm tới.

Và việc chuyển sang làm việc từ xa không có dấu hiệu sớm dừng lại. Trong những tháng gần đây, nhiều công ty, bao gồm JPMorgan Chase, Ford Motor, Twitter và REI đã công bố một số hình thức làm việc tại nhà lâu dài hoặc vĩnh viễn trong tương lai. Pinterest gây sự chú ý khi thông báo sẽ trả khoản phạt hợp đồng 89,5 triệu USD để hủy hợp đồng thuê một tòa nhà văn phòng mới hào nhoáng rộng 45.000 m2 ở San Francisco, với lý do thay đổi sang hình thức làm việc từ xa vĩnh viễn. Đại dịch đã cho những công ty này thấy rằng nhân viên của họ có thể hoàn thành công việc của họ ở nhà (thậm chí có thể hiệu quả hơn), cho phép họ thu hẹp đáng kể diện tích văn phòng thực tế của công ty Mỹ. Nó sẽ giúp các công ty này tiết kiệm chi phí thuê và việc đi lại của nhân viên, nhưng chi phí nào dành cho những lĩnh vực khác của nền kinh tế?

Công nhân trí thức và cà phê đã gắn bó với nhau kể từ khi đồ uống có chứa caffein thâm nhập vào châu Âu đầu thế kỷ 17. Chỉ trong vòng vài thập kỷ, khoảng 300 quán cà phê đã mọc lên ở London để phục vụ các thương gia, các nhà môi giới và những nhà kinh doanh khác gần đó. Ở Áo, Pháp, Đức, Hà Lan và Ý cũng vậy. Nền kinh tế văn phòng non trẻ đã ra đời.

Và nhân viên văn phòng cũng là trung tâm lợi nhuận chính cho ngành du lịch, họ là những người hay về quê, sinh lời cho các hãng hàng không và khách sạn.

Nhưng giờ đây, nhà kinh tế học David Autor của MIT đã nói trong một bài báo vào tháng trước: nền kinh tế văn phòng đang bị đe dọa. Đại dịch đã khiến một phần lớn lực lượng lao động văn phòng chuyển sang làm việc từ xa, đây là điều gần như chắc chắn. Và hàng chục nghìn công nhân làm trong lĩnh vực văn phòng như "nấu ăn, vận chuyển, quần áo, giải trí và căn hộ cho những người không ở nhà riêng" sẽ mất việc làm.

Các tác động đối với nền kinh tế văn phòng đã quá rõ ràng. Tờ Wall Street Journal đưa tin, việc đi công tác trong tháng 7 đã giảm 97% so với một năm trước đó, và ước tính khoảng 2 nghìn tỷ USD sẽ bị mất mát. Tuần trước, American Airlines cho biết họ sẽ ngưng dịch vụ tới 15 thành phố vào tháng 10, giảm công suất bay của hãng xuống 55%, và nếu không nhận được khoản tiền cứu trợ bổ sung từ chính phủ, hãng sẽ cho nghỉ và sa thải khoảng 19.000 công nhân, tức là khoảng 1/3 nhân viên. Delta cho biết họ sẽ cho nghỉ 1.941 phi công nếu không thể kiếm được nhiều doanh thu hơn. Vào tháng 8, Virgin Atlantic đã hoàn toàn nộp đơn phá sản. Về lâu dài, sự tăng mạnh hình thức họp Zoom đồng nghĩa với sự sụt giảm hành khách doanh nghiệp. Và đây có thể là sự thay đổi vĩnh viễn.

Nỗi đau cho ngành du lịch rất lớn. Các khách sạn thường phục vụ khách doanh nhân đang gặp khủng hoảng, một số khách sạn đã sẵn sàng phá sản. Tính đến tháng 7, 23,4% các khoản vay được đảm bảo bằng thế chấp đối với khách sạn đã quá hạn thanh toán ít nhất 30 ngày, lên tới 20,6 tỷ USD. Trước đại dịch, khoản vay quá hạn chỉ đạt mức 1,15 tỷ USD và 13,5 tỷ USD vào thời điểm đỉnh điểm của cuộc suy thoái năm 2008. Tháng trước, trong một lá thư gửi tới Quốc hội, hàng trăm chủ khách sạn, dẫn đầu là Hiệp hội Nhà nghỉ và Khách sạn Hoa Kỳ, đã yêu cầu miễn trừ khoản nợ này. Vào đầu tháng 8, Marriott đã báo cáo mức thua lỗ tồi tệ nhất từ trước đến nay trong quý II và MGM Resorts vào thứ Sáu đã sa thải 18.000 công nhân, một phần tư lực lượng lao động trước đại dịch.

Một số nạn nhân khác của cuộc cách mạng từ xa mà chúng ta ít chú ý là các công ty như Xerox - doanh thu giảm 34,6% trong quý trước do nhiều văn phòng đóng cửa và không mua thiết bị theo kế hoạch. Việc đóng cửa cũng khiến doanh thu hàng quý của công ty thực phẩm Aramark giảm 45%. Tại 3M cũng vậy, công ty có một phần lớn doanh thu phụ thuộc vào nền kinh tế văn phòng, doanh số bán hàng đã giảm 13%. Một trong những nguyên nhân là tác động của các hãng hàng không, hãng đã cắt đứt mảng kinh doanh chủ chốt của 3M - băng keo và chất kết dính. Nhu cầu cung cấp băng keo Scotch và giấy ghi chú Post-it giảm 25%, đây có lẽ là những vật dụng mang tính biểu tượng nhất của văn phòng.

Sự thay đổi trong hệ sinh thái văn phòng đang làm xáo trộn hiện trạng ở một số thành phố đắt đỏ nhất, những thành phố được biết đến với các công việc trí thức có danh giá và tiềm năng. Một ví dụ dễ thấy là thị trường bất động sản. Không bắt buộc phải đến văn phòng, nhiều người đã khăn gói về quê. Goldman Sachs nói rằng rất nhiều người đang rời New York để tìm kiếm các khu nhà rẻ hơn và rộng rãi hơn nhiều ở Carolinas, Georgia và Florida. Tại Manhattan, số lượng nhà trống lên đến 13000 vào tháng 7 và giá thuê trung bình giảm 6,1% - mức giảm lớn nhất trong vòng 9 năm. Theo Zumper, một trang web về căn hộ chung cư, cho biết: các nhân viên công nghệ cũng đang dần rời xa San Francisco, nơi giá thuê các căn hộ một và hai phòng ngủ giảm 11% so với năm ngoái.

Điều này cũng có thể nhìn thấy ở các thành phố nhỏ hơn, đặc biệt là ở các nhà hàng chuyên phục vụ bữa trưa và cocktail cho các văn phòng lớn. Dan Georges, chủ sở hữu của Lexi’s on Third cho biết ông đã mất khoảng một nửa công việc kinh doanh vào tay Zoom. Trước Covid-19, Lexi’s đã rất náo nhiệt với công việc kinh doanh tại Tháp Chase, tòa nhà văn phòng 25 tầng. Nhưng kể từ tháng 3, tòa nhà đã hoàn toàn trống rỗng, và giờ công việc kinh doanh của công ty này phụ thuộc vào những người chăm chỉ làm việc trên các công trường gần đó và những khách hàng trung thành lâu năm từ các vùng ngoại ô. Ông biết rằng một số hoặc nhiều khách hàng trí thức quen thuộc sẽ không quay lại khi đại dịch đã qua đi, nhưng hy vọng Lexi’s sẽ tồn tại dựa trên chất lượng và giá cả của nó.

Đây là viễn cảnh của các vùng trung tâm trên khắp cả nước. Goldman Sachs nói rằng số lượng thực khách ăn tại chỗ trên toàn quốc đã giảm 54% vào ngày 16 tháng 8 so với tuần trước đó. Ở New York, hơn 1.200 nhà hàng đóng cửa vĩnh viễn và các nhà phân tích ước tính rằng một phần ba tổng số doanh nghiệp nhỏ của thành phố nói chung có thể phải đóng cửa.

Vấn đề lớn đến mức gây khó khăn cho nền kinh tế của chính các thành phố. Đại dịch sẽ mang lại "sự suy giảm vị trí trung tâm kinh tế, và thậm chí cả sức sống văn hóa của các thành phố". Theo một cuộc khảo sát của National League of Cities, 90% thành phố dự kiến doanh thu giảm trung bình 13% trong năm tới - chủ yếu là thuế thu nhập và doanh thu, khoản thu liên quan đến nhân viên trí thức. Đây là mức sụt giảm cao nhất trong cuộc khảo sát kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Chẳng hạn Houston đã giảm 13% thuế bán hàng vào tháng 5, 17% vào tháng 4 và 10% vào tháng 3. Đây là một thảm họa thiên nhiên ảnh hưởng đến 50 bang, nơi các tòa nhà đã bị bỏ trống.

Tuy nhiên, sự sụp đổ của nền kinh tế văn phòng không quá ảm đạm. Khả năng phục hồi của các thành phố là "trụ cột" của lịch sử kinh tế. Chiến tranh, suy thoái kinh tế và thiên tai thảm khốc đã đến và biến mất, nhưng rất ít thành phố lớn hoàn toàn biến mất hoặc thậm chí bị đóng cửa vĩnh viễn. Ngược lại, hầu hết đã hồi sinh với hình dạng kinh tế và nhân khẩu học giống như trước khi xảy ra các cuộc khủng hoảng.

Tất nhiên, 15 năm là một sự phục hồi dài, một khoảng thời gian kéo dài sẽ có tác động tàn phá và không thể đảo ngược đối với một thế hệ doanh nhân và nhiều người lao động. Bất kể thời gian khôi phục kéo dài bao lâu, các hãng hàng không và khách sạn sẽ phải thu hẹp, chết hoặc tái tạo. Và, trong một cuộc lột xác sâu sắc bắt buộc, các thành phố cũng sẽ phải định hình lại chính mình, chúng có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến GDP quốc gia nhiều năm.

Mai Lâm

Theo Tổ quốc

Xem thêm: nhc.2761040112110202-dsu-yt-gnah-aig-irt-gnohp-nav-et-hnik-nen-tehc-teig-gnad-ax-ut-ceiv-mal/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Làm việc từ xa đang 'giết chết' nền kinh tế văn phòng trị giá hàng tỷ USD?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools