vĐồng tin tức tài chính 365

“Việt Nam cần sớm phát hành tiền số thay cho tiền mặt”

2021-12-02 03:33

3 cấp độ xác định chuyển đổi số trong tài chính

Phát biểu khai mạc Hội thảo “Chuyển đổi số (CĐS) trong ngành tài chính", nằm trong chuỗi sự kiện thuộc Diễn đàn cấp cao CĐS 2021, Chủ tịch CLB Đầu tư Công nghệ số (VDI), Chủ tịch CLB Công nghệ tài chính Việt Nam (Vina Fintech), ông Nguyễn Đình Thắng cho biết: “CĐS nhanh hay chậm, thành công hay thất bại tuỳ thuộc vào từng cá nhân, lãnh đạo, sự đồng tâm quyết liệt của tập thể và mỗi người dân chúng ta nói chung”.

Theo đó, CĐS đang là cuộc chạy đua của các tổ chức doanh nghiệp, quốc gia nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. CĐS cần lấy khách hàng, mục đích phục vụ người dân làm trung tâm.

Đồng thời, đây cũng là thách thức to lớn cần có một quá trình thay đổi nhận thức tư duy chiến lược và quan trọng nhất là tổ chức triển khai CĐS ở từng doanh nghiệp, địa phương.

Tài chính - Ngân hàng - “Việt Nam cần sớm phát hành tiền số thay cho tiền mặt”

Chủ tịch CLB Đầu tư Công nghệ số (VDI), Chủ tịch CLB Công nghệ tài chính Việt Nam (Vina Fintech) - ông Nguyễn Đình Thắng

Do đó, CĐS ngành tài chính cần được nhìn nhận toàn diện ở 3 cấp độ.

Ở cấp độ quốc gia, mục tiêu 2025 của Bộ Tài Chính sẽ là thiết lập được hệ sinh thái tài chính số. Trong đó Chính phủ đóng vai trò kiến tạo, kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu ở các nền tảng số hoá, cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ tài chính thông minh.

Đồng thời đặt mục tiêu đến 2030, Bộ Tài Chính sẽ xây dựng xong hệ sinh thái số hiện đại với cơ chế kết nối, chia sẻ thông minh, từ đó tạo ra giá trị gia tăng, để hướng tới nền kinh tế số toàn diện.

Ở cấp độ doanh nghiệp, các tổ chức tài chính truyền thống cũng đang dần thay đổi để nhập cuộc trong cuộc đua đầy cạnh tranh và thách thức.Số lượng khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech ở Việt Nam đã tăng lên 207% trong giai đoạn 2016-2020. 

Có thể thấy, Việt Nam thuộc nhóm thị trường fintech cạnh tranh nhất châu Á với nhiều cái tên nội địa như Momo, Moca, Zalo Pay… và đặc biệt là các ngân hàng cũng đã bước vào cuộc cạnh tranh để xây dựng lĩnh vực CĐS.

Ở cấp độ người tiêu dùng, qua đại dịch Covid-19, chúng ta có thể thấy người dân đã dần thay đổi thói quen mua sắm online, thanh toán phi tiền mặt, cũng đã cảm nhận được sự thuận tiện của việc mua bán hàng hoá nhờ có thanh toán online, giúp tiết kiệm nhiều chi phí đi lại và thời gian.

Tài chính - Ngân hàng - “Việt Nam cần sớm phát hành tiền số thay cho tiền mặt” (Hình 2).

Hình thức thanh toán phi tiền mặt được thúc đẩy nhờ Covid-19

Tuy nhiên, qua khảo sát của ngân hàng Thế giới, có thể cho chúng ta thấy rằng tỉ lệ giao dịch phi tiền mặt ở Việt Nam mới chỉ chiếm 5%, thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực.

Như vậy Việt Nam cần đẩy nhanh hơn nữa ứng dụng về công nghệ tài chính, để kết nối hệ sinh thái không dùng tiền mặt hướng tới sự cạnh tranh với thế giới. Đặc biệt, cần sớm nghiên cứu thử nghiệm phát hành tiền số thay cho tiền mặt trong tương lai.

Giải đáp bất cập CĐS trong lĩnh vực thuế

Theo ông Phạm Quang Toàn, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Tổng cục thuế, thời gian qua Tổng cục đã có nhiều sự nỗ lực trong công cuộc CĐS của ngành, đặc biệt là vấn đề liên quan đến hoá đơn điện tử.

Cụ thể, đã có chuẩn định dạng dữ liệu hoá đơn điện tử chung, thống nhất giúp cho doanh nghiệp dễ dàng lưu trữ, truyền nhận, cập nhật dữ liệu hoá đơn, đồng thời, hiển thị, xem dữ liệu hoá đơn, tích hợp QR code….

Từ đó, góp phần xây dựng CSDL hoá đơn và chia sẻ dữ liệu hoá đơn cho các cơ quan QLNN được thuận lợi hơn.

Có thể thấy, thuế gắn với mọi doanh nghiệp, với mọi người dân, về những việc thanh toán online, khai báo online, Tổng cục thuế là một trong những cơ quan đi đầu trong lĩnh vực CĐS. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại bất cập.

Tài chính - Ngân hàng - “Việt Nam cần sớm phát hành tiền số thay cho tiền mặt” (Hình 3).

Ông Phạm Quang Toàn, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Tổng cục thuế

Để một doanh nghiệp, một cá nhân muốn thực hiện khai báo thuế online hay hóa đơn điện tử thì phải có được xác định nhân thân cũng như mã số của doanh nghiệp, nhưng hiện tại vẫn còn những sự trùng lặp, một người có  thể có nhiều hơn 1 mã số thuế.

Trả lời về điều này, ông Toàn cho biết, theo quy định của ngành thuế, sẽ lấy số chứng minh thư (CMT) hoặc căn cước công dân (CCCD) là cơ sở để cấp mã số thuế, tuy nhiên khi người nộp thuế muốn thay đổi về số chứng minh thư thì cần tới cơ quan thuế để thay đổi để cơ quan thuế quản lý.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cá nhân không tới đề nghị thay đổi, nên phía cơ quan thuế rất khó đề quản lý được việc này. Dẫn đến tình trạng cấp thêm mã số thuế mới nếu người đăng ký dùng một số CMT/CCCD mới.

Từ đó, đại diện Tổng cục Thuế cho rằng đây là vấn đề nằm ở hai phía, của cả người dân không khai báo thay đổi, cũng một phần do cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự liên thông. 

Về vấn đề này, ông cho biết thêm, cơ quan thuế đã có văn bản đề nghị phía công an cung cấp cho số CCCD tích hợp cuối cùng của người dân, trên cơ sở đó, cơ quan thuế sẽ rà soát toàn bộ hệ thống, xem xét những trường hợp trùng và sẽ có thông báo tới từng cá nhân, đóng bớt mã số thuế, đồng thời tất toán nghĩa vụ còn đang ở mã số thuế cũ.

Xem thêm: lmth.656535a-tam-neit-ohc-yaht-os-neit-hnah-tahp-mos-nac-man-teiv/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

““Việt Nam cần sớm phát hành tiền số thay cho tiền mặt””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools