vĐồng tin tức tài chính 365

Quốc gia bị Trung Quốc siết nợ: Phải "nhịn nhục" trả tiền dù mua nhầm hàng rởm nhiễm độc

2021-12-02 09:25

Theo The Diplomat, một cuộc tranh cãi về phân bón giữa Trung Quốc và Sri Lanka đã kết thúc theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Sri Lanka được cho là đã đồng ý trả 70% tiền mà một công ty phân bón hữu cơ Trung Quốc yêu cầu đối với lô hàng mà Colombo đã từ chối vì phát hiện lô hàng bị nhiễm độc.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mahindananda Aluthgamage, Sri Lanka sẽ trả 6,7 triệu USD cho lô hàng 20.000 tấn phân bón từ Tập đoàn Qingdao Seawin Bio-tech. Ngoài ra, Sri Lanka cũng đồng ý mua lô hàng mới từ công ty này.

Sri Lanka nhượng bộ Trung Quốc

Trong khi đó, mới chỉ một tháng trước, ông Aluthgamage đã tuyên bố rằng lô hàng phân bón hữu cơ Trung Quốc sẽ không được chấp nhận cũng như Sri Lanka sẽ không thanh toán cho lô hàng này.

Nhưng tới nay Sri Lanka đã đổi ý. Ông Aluthgamage nói: "Chúng tôi không thể làm tổn hại các mối quan hệ ngoại giao chỉ vì vấn đề này".

Trung Quốc và Sri Lanka có quan hệ bền chặt. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Sri Lanka và đã đóng một vai trò to lớn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng của hòn đảo. Sri Lanka ngập sâu trong nợ Trung Quốc đến mức được cho là mắc vào bẫy nợ.

Bắc Kinh đã nhiều lần bảo vệ Sri Lanka khỏi sự chỉ trích tại các diễn đàn nhân quyền toàn cầu. Một yếu tố quan trọng của mối quan hệ Trung Quốc - Sri Lanka là sự kết nối giữa Bắc Kinh và nhà cầm quyền của Sri Lanka.

Quốc gia bị Trung Quốc siết nợ: Phải nhịn nhục trả tiền dù mua nhầm hàng rởm nhiễm độc - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cuộc tranh cãi gần đây giữa Trung Quốc và Sri Lanka liên quan đến một lô hàng phân bón hữu cơ. Vào ngày 29/4, Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã công bố kế hoạch biến hòn đảo này trở thành quốc gia nông nghiệp hữu cơ hoàn toàn đầu tiên trên thế giới.

Chính phủ áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với hóa chất nông nghiệp. Vì Sri Lanka không sản xuất phân hữu cơ nên phải nhập khẩu gấp. Tập đoàn Qingdao Seawin đã giành được hợp đồng cung cấp 99.000 tấn phân bón hữu cơ của chính phủ.

Vào tháng 9, khi con tàu Hippo Spirit chở lô hàng 20.000 tấn đầu tiên đang hướng về cảng Colombo, các nhà khoa học về đất ở Sri Lanka đã tìm thấy mầm bệnh như Erwinia trong các mẫu phân bón. Vì bón phân như vậy vào đất ở Sri Lanka sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đến an toàn sinh học và ảnh hưởng đến nông nghiệp trong nhiều thế hệ sau, nên con tàu chở phân bón không được phép cập cảng Colombo.

Một cuộc khẩu chiến xảy ra sau đó và tiếp theo là những hành động ăn miếng trả miếng.

"Phương pháp phát hiện và kết luận phi khoa học của Cơ quan Kiểm dịch Thực vật Quốc gia Sri Lanka (NPQS) không tuân thủ công ước kiểm dịch động thực vật quốc tế", Qingdao Seawin cho biết trong một tuyên bố. Công ty này còn cáo buộc NPQS "truyền đạt một cách vô trách nhiệm những nhận xét sai trái và thậm chí gây tranh cãi cho giới truyền thông."

Công ty Trung Quốc cũng chỉ trích các phương tiện truyền thông vì đã sử dụng "những từ xúc phạm" như "độc hại, rác thải, ô nhiễm" để mô tả lô hàng phân bón. Điều này nhằm mục đích "vu khống nghiêm trọng hình ảnh của các doanh nghiệp Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc," công ty này lên tiếng gay gắt.

Lật ngược tình thế

Khi một tòa án cấp cao về thương mại Sri Lanka yêu cầu ngừng thanh toán 9 triệu USD tiền phân bón trên tàu Hippo Spirit, đại sứ quán Trung Quốc tại Colombo đã tham gia vào vụ việc, đưa Ngân hàng Nhân dân thuộc sở hữu nhà nước của Sri Lanka vào danh sách đen vì không chịu thanh toán cho công ty.

Trong các cuộc hội đàm sau đó với Bộ nông nghiệp Sri Lanka, Qingdao Seawin, đã đưa ra một số điều kiện để giải quyết tranh chấp. Cụ thể, Sri Lanka sẽ phải trả 70% giá đã thỏa thuận trong thỏa thuận đấu thầu ban đầu và phí vận chuyển bổ sung.

Hơn nữa, Bộ Nông nghiệp sẽ phải ra thông báo rằng lô hàng bị từ chối vì vấn đề giấy phép nhập khẩu chứ không phải vì chất lượng của phân bón. Rõ ràng, Qingdao Seawin không muốn tranh cãi về chất lượng lô hàng của họ đến Sri Lanka ảnh hưởng đến giao dịch của họ với hơn 50 quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ.

Đây không phải là lần đầu tiên Sri Lanka phải chịu áp lực từ Trung Quốc.

Ví dụ, năm 2017, khi chính phủ Sri Lanka không thể trả khoản vay 1,2 tỷ USD mà họ đã vay từ Trung Quốc để xây dựng cảng nước sâu Hambantota, nước này đã buộc phải bàn giao cảng theo hợp đồng thuê 99 năm cho Trung Quốc cùng với 15.000 mẫu đất xung quanh thay cho việc trả nợ.

Những nỗ lực của các chính phủ kế tiếp ở Colombo nhằm xem xét lại thỏa thuận cảng Hambantota nhằm đảm bảo các điều khoản tốt hơn cho Sri Lanka đã không có kết quả. Sri Lanka không có lựa chọn nào khác ngoài việc giao cảng Ấn Độ Dương có vị trí chiến lược cho Trung Quốc.

Xem thêm: nhc.88511118020211202-cod-meihn-mor-gnah-mahn-aum-ud-neit-art-cuhn-nihn-iahp-on-teis-couq-gnurt-ib-aig-couq/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quốc gia bị Trung Quốc siết nợ: Phải "nhịn nhục" trả tiền dù mua nhầm hàng rởm nhiễm độc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools