Cửa hàng “Chàng Sứ” trên Shopee là nỗ lực được tính toán của Duy trong thời điểm dịch bệnh khó khăn, xuất phát từ mong ước làm sống lại nghề truyền thống và đưa sản phẩm thủ công Việt Nam đến với nhiều người hơn - Ảnh: Shopee
Khi được hỏi về hoàn cảnh dẫn đến việc khởi nghiệp kinh doanh sản phẩm thuần Việt như sứ xương và sen đá trên Shopee, Nguyễn Đức Duy - chủ shop Chàng Sứ và Nguyễn Long Sơn - ông chủ của SONDA Garden đều có câu trả lời ngắn gọn với cùng nội dung: COVID-19.
Ra trường ở độ tuổi 22, hai chàng trai trẻ đều không lường trước được rằng mọi kế hoạch tương lai lại có thể đảo lộn nhanh chóng đến vậy vì dịch bệnh. Nhưng ở một khía cạnh khác, sự kiện này lại chính là nhân tố thúc đẩy họ đi đến quyết định kinh doanh trên Shopee sớm hơn so với dự tính.
Tốt nghiệp y nhưng đi bán đồ sứ
Đối diện với tình hình dịch bệnh khó lường ở thời điểm vừa tốt nghiệp đại học Y dược, Nguyễn Đức Duy - chàng trai trẻ sinh năm 1997 đến từ Hà Nội đã quyết định rẽ ngang để kinh doanh sản phẩm sứ xương siêu nhẹ, dòng sứ cao cấp được tinh luyện từ 50% xương động vật và khoáng chất. Thú vị hơn, anh cũng là một trong những nhà bán hàng trẻ hiếm hoi thuộc thế hệ Z chọn bước đi táo bạo là bán sản phẩm dễ vỡ và có giá trị cao như sứ trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) ngay từ khi khởi nghiệp.
Điều làm nên sự khác biệt của các sản phẩm gốm “cộp mác” Chàng Sứ là việc 100% sản phẩm đều được nung 3 lần ở mức 1.000 độ C giúp loại bỏ hoàn toàn tạp chất, thân thiện với môi trường và an toàn với người sử dụng. Đặc biệt, tất cả đều được ra đời tại dây chuyền sản xuất “sứ xương siêu nhẹ” duy nhất tại Việt Nam.
Dù lên sàn Shopee chưa đầy nửa năm, Chàng Sứ đã có bước đột phá vô cùng mạnh mẽ. Riêng trong sự kiện "11-11 siêu sale", cửa hàng đã tăng trưởng gấp 3 lần so với những tháng trước đó.
Cũng giống như Duy, Nguyễn Long Sơn tốt nghiệp đại học đúng thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, và anh đã "bẻ lái" không làm công việc mà mình đã được đào tạo mà chuyển sang kinh doanh sen đá, tự mở gian hàng SONDA Garden trên Shopee.
Là một người có kinh nghiệm chăm sóc và buôn bán sen đá ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học, Sơn hiểu rõ thị trường đang phụ thuộc nhiều vào nguồn hàng từ các thị trường các nước khác bởi giá cả cạnh tranh hơn.
Tuy nhiên, việc vận chuyển từ các nước khác về dễ dễ khiến sen đá hư hại trong quá trình vận chuyển. Từ đây, anh quyết định hợp tác với một người bạn là chủ vườn sen đá tại Đà Lạt để tăng khối lượng cũng như đa dạng nguồn hàng ngay khi lên sàn Shopee
Với sự nhạy bén này, quy mô kinh doanh của SONDA Garden liên tục được mở rộng khi những tháng cao điểm có thể bán được lên tới 10.000 đơn hàng lớn nhỏ khác nhau - Ảnh: Shopee
Chàng trai trẻ không quên nhắc lại kỷ niệm của những lần một mình chạy xe máy ra nhận thùng hàng sen đá gửi từ Đà Lạt ra, chở từ chợ Long Biên, Quảng An về Cầu Giấy rồi bê lên tầng 5 của khu tập thể cũ, nhiều hôm trời mưa phải bê cây đi cất, những tháng ngày ế phải mang cây ra vỉa hè bán dần để đi đến thời điểm kinh doanh thuận lợi như hôm nay. “Tôi cảm thấy may mắn vì đã kiên trì với mơ ước của bản thân và lựa chọn Shopee”, Sơn tự hào nói.
TMĐT là cuộc chơi nghiêm túc
Là những người trẻ sớm được tiếp xúc với công nghệ, Đức Duy và Long Sơn đều hiểu rõ lợi thế của các nền tảng kinh doanh trực tuyến. Tất nhiên, cả hai đều nhận thức được việc cần chuyên nghiệp hóa quá trình kinh doanh trên nền tảng bán hàng chuyên biệt như TMĐT thay vì chỉ gắn bó với việc bán hàng qua mạng xã hội.
Ưu điểm lớn nhất mà những sàn TMĐT như Shopee mang đến cho nhà bán hàng chính là lượng truy cập khổng lồ từ người dùng. Các yếu tố hạn chế về thời gian, địa lý trong kinh doanh cũng được lược bỏ khi khách hàng dễ dàng tiếp cận đa dạng danh mục sản phẩm từ cửa hàng online 24/7, mở rộng cơ hội tăng trưởng cho các mặt hàng vốn gắn bó với hình thức bán lẻ tại cửa hàng như sen đá hay gốm sứ. Với thao tác đăng ký và thiết lập gian hàng miễn phí, việc lên sàn Shopee càng phù hợp với những người kinh doanh có số vốn khởi nghiệp hạn chế.
Từ khi mở gian hàng trên Shopee, Chàng Sứ và SONDA Garden cũng đầu tư hơn vào quy trình đóng gói, chăm sóc khách hàng và tạo lập chính sách bảo hành phù hợp nhằm tăng tỷ lệ khách hàng quay trở lại mua sắm. Điều thuận lợi là trong quá trình này, cả hai gian hàng đều nhận được những hỗ trợ kịp thời của Shopee. Từ khâu quảng bá, đóng gói, thanh toán cho đến chăm sóc khách hàng đều có sự tham vấn kịp thời của đội ngũ quản lý gian hàng.
Mới đây nhất, hai ông chủ trẻ còn tham gia cuộc thi “Cùng Shopee tôn vinh sản phẩm Việt” để vinh danh, quảng bá những những nhà bán hàng địa phương đang kiên định với con đường mang sản phẩm Việt vươn xa.
Rõ ràng, kinh doanh lĩnh vực nào cũng đòi hỏi sự kiên trì và nghiêm túc học hỏi, nhưng tận dụng được lợi thế sẵn có của sàn TMĐT hoạt động trên nền tảng công nghệ trong thời điểm nhiều biến động như hiện nay sẽ là lựa chọn khôn ngoan để các nhà bán hàng duy trì bài toán tăng trưởng.
Bạn có thể khám phá thêm đa dạng các thương hiệu Việt với những sản phẩm độc đáo và câu chuyện thú vị qua cuộc thi “Cùng Shopee tôn vinh sản phẩm Việt”. Đừng quên bình chọn cho các nhà bán hàng yêu thích và có cơ hội nhận về những voucher giá trị từ Shopee từ nay đến hết ngày 12-12.
Trong xu hướng cạnh tranh kinh doanh ngày càng gia tăng, thương mại điện tử vẫn luôn là điểm dừng chân hấp dẫn với nhiều startup trẻ.
Xem thêm: mth.995813120211202-91-divoc-ioht-auig-teiv-gnah-hnaod-hnik-ert-iougn/nv.ertiout