vĐồng tin tức tài chính 365

Quốc hội sẽ nghe ý kiến chuyên gia về gói phục hồi kinh tế

2021-12-03 03:00

Thông tin trên được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết tại cuộc họp báo chiều 2/12. Theo ông Thanh, gói chính sách tài khóa, tiền tệ là một trong năm nội dung dự kiến được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường cuối năm nay.

Trước ý kiến cho rằng gói chính sách tài khóa sẽ ảnh hưởng đến nợ công, bội chi, ông Thanh nói, trong bối cảnh đặc biệt thì có chính sách đặc biệt. Gói này sẽ nằm ngoài gói mà Quốc hội đã thông qua và theo nhiều chuyên gia là cần thiết. Vì trong hai năm tới, cần có gói kích thích nhanh, lan tỏa tích cực đến nền kinh tế.

Theo tính toán, tăng 1% GDP bội chi, các mức an toàn nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Ông Thanh cho hay, diễn đàn lần này cũng sẽ thảo luận nhằm xác định quy mô gói phục hồi, trong đó, tài khóa bao nhiêu, tiền tệ bao nhiêu. Kinh nghiệm quốc tế thì tài khóa 65%, tiền tệ 35%, còn gói của Việt Nam trong hai năm 2020-2021 khoảng 4% GDP, trong đó 2,9% tài khóa và 1,1% là tiền tệ, gần giống với quốc tế. Còn độ dài, có thể tập trung hai năm tới, trong đó năm 2022 phục hồi và 2023 là kích thích tăng trưởng.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh tại họp báo. Ảnh: Hoàng Phong

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh tại họp báo. Ảnh: Hoàng Phong

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, phải cân nhắc vấn đề nguồn của gói tài khoá, trên cơ sở vay và có khả năng trả nợ, bảo đảm tính khả thi và đáp ứng được mức độ hấp thụ của nền kinh tế.

"Không sợ tăng trần nợ công hay các mức chi tiêu, quan trọng là sử dụng hiệu quả các gói hỗ trợ này, đưa vào đâu, mục đích gì, hiệu quả của nó ra sao", ông Thanh nói và cho rằng việc sử dụng các gói hỗ trợ phải đảm bảo công khai, minh bạch, tránh trục lợi chính sách, phân tán, thậm chí phòng chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn cũng chia sẻ, gói hỗ trợ phải đủ quy mô mới có tác dụng. Nếu gói nhỏ quá, không đảm bảo về lượng sẽ không đảm bảo về chất. Nhưng ông cũng đồng tình quy mô ở mức độ nào phải tính toán. Hiện nay, nợ công của Việt Nam còn dư địa nhiều khi ở mức 43,7% GDP, trong khi trần là 55%.

"Dù không thể 10% GDP như các nước nhưng quy mô cũng phải từ 6 đến 8% GDP", ông Tuấn nói.

Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn, diễn đàn sắp tới sẽ đánh giá toàn diện thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và 2021; các chính sách đã thực hiện để ứng phó Covid-19 và kết quả; làm rõ bối cảnh quốc tế, dự báo diễn biến của dịch với biến thể, biến chủng mới; xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế do tác động của dịch; xu hướng sản xuất, kinh doanh thay đổi do tác động của dịch bệnh.

"Mục tiêu của diễn đàn nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội; các cơ quan của Quốc hội trong tăng cường giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết; nâng cao chất lượng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước", ông Sơn nói.

Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021- phục hồi và phát triển bền vững ngày 5/12.

Diễn đàn gồm hai phiên. Phiên toàn thể buổi sáng, tọa đàm cấp cao với chủ đề "một số gợi ý đối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam".

Phiên buổi chiều gồm hai chuyên đề "phối hợp các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế", và "bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế".

Hoàng Thùy

Xem thêm: lmth.4967934-et-hnik-ioh-cuhp-iog-ev-aig-neyuhc-neik-y-ehgn-es-ioh-couq/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quốc hội sẽ nghe ý kiến chuyên gia về gói phục hồi kinh tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools