vĐồng tin tức tài chính 365

Hoạt động kinh tế của TPHCM dần sôi động trở lại

2021-12-03 11:54

Nhiều ngành nghề lấy lại đà tăng trưởng

Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ TPHCM (HAWA) - cho hay hiện 95% doanh nghiệp (DN) ngành gỗ đã hoạt động lại nhưng mới chỉ có khoảng 75% lao động trở lại làm việc nên nhiều DN thiếu hụt công nhân. Tăng trưởng của ngành trong tháng 11/2021 cao hơn 20% so với tháng Mười nhưng vẫn thấp hơn khoảng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Với đà khôi phục như hiện nay, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ cả nước năm nay có thể đạt kim ngạch 14,5 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2020. Các sản phẩm bán lẻ trong nước cũng tăng trưởng tốt, ngay cả với các dòng sản phẩm cao cấp.

Hội chợ kết nối cung cầu do Sở Công Thương TP.HCM tổ chức nhằ m hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ẢNH: NGUYỄN CẨM
Hội chợ kết nối cung cầu do Sở Công thương TPHCM tổ chức nhằ m hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm Ảnh: N.Cẩm

Theo ông Nguyễn Chánh Phương, vấn đề căng thẳng nhất hiện nay là giá vật tư đang quá cao, nhất là các loại sơn, do giá xăng dầu tăng. Ngành gỗ chỉ tự chủ được 60% nguyên liệu, còn lại phải nhập từ Trung Quốc, Mỹ và châu Âu. Mặc dù chi phí sản xuất tăng nhưng hiện các DN, nhà phân phối và cửa hàng vẫn giữ nguyên giá để kích cầu những tháng cuối năm, nhưng sang đầu năm 2022, chắc chắn giá sản phẩm gỗ sẽ phải tăng 10 - 20%. Ông Nguyễn Chánh Phương nhận định, dù có tăng trưởng nhưng về tổng thể, vẫn còn nhiều khó khăn cần vượt qua mới có được kết quả tích cực.

Ở lĩnh vực dệt may, ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM (AGTEK) - cho hay tăng trưởng của ngành trong tháng 11 khoảng 15-20% so với tháng 10 nhưng thấp hơn khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Dệt may cũng đang chịu áp lực lớn về chi phí do giá vận chuyển, nguyên liệu, nhân công tăng cao. Số ca F0 xuất hiện trong các DN ngày càng nhiều cũng ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất. 

Ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội DN TPHCM - đánh giá kinh tế TP.HCM đang sôi động trở lại, nhất là nhóm ngành lương thực, thức uống, dệt may, da giày, gỗ. Các DN vận tải, du lịch, nhà hàng phục hồi chậm hơn.

Theo đánh giá của Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM (FFA), ngoài giá xăng dầu, gas, nhân công tăng, giá bao bì, nguyên vật liệu phục vụ ngành này cũng tăng 10 - 35% so với trước. Đầu ra các sản phẩm lương thực, thực phẩm đang chịu áp lực lớn về giá trong những tháng cuối năm. Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch FFA - cho rằng mức tiêu thụ các sản phẩm thiết yếu dịp tết năm nay có thể giảm 20 - 30% so với năm ngoái nên các DN sẽ phải rất cân nhắc về việc tăng giá hàng hóa hay không. “Các DN hội viên đều đang chuẩn bị nguồn hàng thiết yếu phục vụ thị trường tết, đảm bảo sẽ không thiếu hụt”, bà Lý Kim Chi nói.

Ở lĩnh vực bán lẻ, đại diện Lotte Mart cho hay, sức mua vẫn chưa phục hồi sau hai tháng mở cửa do dịch bệnh vẫn còn phức tạp khiến phần lớn người tiêu dùng hạn chế đến nơi đông người; đại đa số người tiêu dùng cũng thắt chặt chi tiêu hơn. 

Ông Bruno Jousselin - Tổng Giám đốc điều hành MM Mega Market Việt Nam - cho biết hoạt động kinh doanh của nhà bán lẻ này đã phục hồi được 95%. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng vẫn chưa thể thông suốt, nhất là tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu từ Trung Quốc và một số nước khác, việc vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam còn gặp khó khăn. Dù vậy, dịp tết năm nay, MM Mega Market Việt Nam vẫn sẽ dự trữ hàng thiết yếu tăng từ 70 -100% so với những tháng bình thường và tăng 20 - 30% so với dịp tết năm ngoái, đẩy mạnh các kênh bán hàng trực tuyến.

Doanh nghiệp cần được củng cố niềm tin

Theo ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội DN TPHCM - lúc này mong muốn của nhiều DN là được giảm lãi suất vay để mạnh dạn phục hồi sản xuất. Đồng thời, các DN cũng cần thông tin từ đại diện thương mại Việt Nam tại các nước để có kế hoạch sản xuất, tiếp cận thị trường xuất khẩu tốt hơn. Những ngày qua, hàng hóa tiếp tục bị kẹt ở các cửa khẩu với Trung Quốc, ảnh hưởng lớn đến DN. Nếu tình trạng tương tự không được giải quyết, DN sẽ rất nản lòng. 

Các trung tâm thương mại ở TP.HCM đã đông đúc trở lại nhờ các chương trình kích cầu khuyến mãi, giảm giá - ẢNH: Q.THÁI
Các trung tâm thương mại ở TP.HCM đã đông đúc trở lại nhờ các chương trình kích cầu khuyến mãi, giảm giá - Ảnh: Q.Thái

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, TPHCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước nhưng đang tăng trưởng âm 6,78%,  điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. “Hiện các DN rất muốn phục hồi sản xuất, kinh doanh nhưng e ngại với diễn biến của dịch bệnh. Họ cần được củng cố niềm tin”, chuyên gia này nói. 

Bà Phan Thị Thắng - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM - khẳng định chính quyền TPHCM tiếp tục đồng hành cùng các địa phương triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, đẩy mạnh hoạt động kết nối cung cầu, tạo điều kiện cho DN trong cả nước gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết để khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi 
kinh tế.

Trong những tháng cuối năm dương lịch và âm lịch, UBND TP.HCM chú trọng thực hiện bốn nhóm nội dung: tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; huy động toàn hệ thống chính trị thực hiện các chính sách giảm, giãn thuế, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để duy trì hoạt động của DN nhằm tạo việc làm và thu nhập cho người lao động; tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả các hoạt động hành chính của cơ quan nhà nước, nhất là dịch vụ hành chính công...  

Sản xuất công nghiệp trở lại đà tăng trưởng 

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp TPHCM  tháng 11/2021 tăng 13,3% so với tháng 10 (giảm 15,5% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,6%, sản xuất và phân phối điện tăng 18,7%, sản xuất đồ uống tăng 51,6%, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 40,8%, in, sao chép, bản ghi các loại tăng 30%, dệt tăng 25,5%... Tổng thu ngân sách 11 tháng qua 347.298 tỷ đồng, đạt 95,2% dự toán và tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu từ  Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP.HCM đứng thứ hai trong danh sách 58 tỉnh, thành về số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cấp mới trong 11 tháng qua, với tổng vốn gần 3,43 tỷ USD, chiếm gần 13% tổng vốn đầu tư cả nước.

UBND TP.HCM đánh giá, những tháng cuối năm, kinh tế TP.HCM vẫn đối diện với nhiều thách thức khi dịch COVID-19 vẫn tiếp tục đe dọa nền kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu; các chuỗi cung ứng và các liên kết sản xuất bị gián đoạn do ách tắc giao thông, thiếu hụt lao động; giá năng lượng, giá nguyên vật liệu tăng gây áp lực lớn đến lạm phát.

Thanh Hoa - Nguyễn Cẩm

Xem thêm: lmth.4802541a-ial-ort-gnod-ios-nad-mchpt-auc-et-hnik-gnod-taoh/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Hoạt động kinh tế của TPHCM dần sôi động trở lại ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools