Bà Thái Minh Diễm Tú - giám đốc khối tiếp thị Techcombank (thứ 5 từ trái sang) nhận giải thưởng "Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam" - Ảnh: TCB
Theo đánh giá của Vietnam Report hồi tháng 6-2021, Techcombank là ngân hàng TMCP tư nhân dẫn đầu cả 3 hạng mục chỉ số: năng lực tài chính; kết quả khảo sát từ các nhóm liên quan; uy tín truyền thông trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng.
Trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài và kinh tế bị gián đoạn, trọng tâm hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo cho cán bộ nhân viên được an toàn, hỗ trợ khách hàng và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, tiếp tục đẩy nhanh các giải pháp số hóa và từ xa để tiếp tục cung cấp dịch vụ an toàn, hiệu quả nhất có thể. Chúng tôi tin rằng với nỗ lực đẩy mạnh tiêm chủng, Việt Nam sẽ sớm vượt qua đại dịch.
Ông JENS LOTTNER, tổng giám đốc Techcombank
Thúc đẩy số hóa
Dịch bệnh COVID-19 đang tác động rất lớn đến nền kinh tế. Trong 9 tháng đầu năm, trung bình mỗi tháng có 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, chất lượng tín dụng toàn hệ thống bị ảnh hưởng khá nặng nề.
Báo cáo tài chính quý 3-2021 của 27 ngân hàng cho thấy tính đến ngày 30-9-2021, tổng nợ xấu của 27 ngân hàng ở mức hơn 113.000 tỉ đồng, tăng tới gần 26% so với đầu năm.
Trong bối cảnh đó, Techcombank vẫn kiên trì vượt qua các thách thức, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ số, dữ liệu và nhân tài để tạo đà tăng trưởng nhanh hậu COVID-19.
Tháng 10-2021, Techcombank là ngân hàng TMCP tư nhân duy nhất có tên trong "Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam 2021", theo đề cử từ các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, các chuyên gia nghiên cứu thương hiệu trên cả nước. Trong đó, các tiêu chí được ban giám khảo quan tâm đặc biệt là chỉ số đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tái cấu trúc doanh nghiệp, điều chỉnh và thay đổi mô hình quản trị doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường và yêu cầu của bối cảnh mới.
Những kết quả trên đến từ nỗ lực bền bỉ của Techcombank trên hành trình chuyển đổi số hóa nhiều năm qua.
Tháng 9-2021, Techcombank đã tiếp tục tiên phong "Cloud First", khai thác hiệu quả thế mạnh các dải dịch vụ điện toán đám mây của Amazon Web Services nhằm chuyển đổi trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy năng lực phát triển sản phẩm và dịch vụ sáng tạo mới.
Điều này lý giải vì sao Techcombank đã thu hút thêm khoảng 870.000 khách hàng mới trong 9 tháng đầu năm 2021, nâng tổng số khách hàng lên 9,2 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong 9 tháng đầu năm 2021 cũng lần lượt đạt con số ấn tượng là 456 triệu giao dịch và 6,3 triệu tỉ đồng.
Chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội, hỗ trợ khách hàng
Không chỉ chú trọng chuyển đổi số và ứng dụng mô hình quản trị hiện đại, Techcombank còn chủ động và tiên phong thực thi trách nhiệm xã hội với cộng đồng.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, ngân hàng đã tái cấu trúc hơn 11,5 nghìn tỉ đồng dư nợ, đồng thời hỗ trợ khách hàng thông qua giảm lãi suất lên tới 600 tỉ đồng trong năm 2021.
Chỉ trong 8 tháng, Techcombank đã đóng góp gần 425 tỉ đồng dưới nhiều hình thức như ủng hộ quỹ vắc xin, trang thiết bị y tế, đóng góp xây dựng bệnh viện điều trị COVID-19...
Từ bước nhảy vọt và mục tiêu mạnh mẽ của Techcombank, Hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) của Mỹ kỳ vọng thu nhập từ phí sẽ tiếp tục đóng góp khoảng 30% vào doanh thu ngân hàng - mức tương đối cao so với các ngân hàng khác.
Theo dự đoán, việc đa dạng hóa các sản phẩm và nỗ lực đẩy mạnh số hóa sẽ tiếp tục đem lại cho Techcombank khả năng nâng cao và tối đa hóa lợi ích khách hàng trong tương lai.
Phát triển số hóa, đặt sự tiện lợi của khách hàng lên hàng đầu, chia sẻ lợi ích với khách hàng có thể coi là chìa khóa tăng trưởng kinh doanh song thương hiệu của Techcombank còn gắn với mục tiêu tạo ra những giá trị mới.
Xem thêm: mth.92523339060211202-gnuv-neb-irt-aig-ut-ned-hnam-ueih-gnouht/nv.ertiout