Một số khu vực Giảng Võ - Hà Nội bị cách ly vì phát hiện ca COVID-19 - Ảnh: NAM TRẦN
Cụ thể: Cần Thơ (1.189), Hồ Chí Minh (1.174), Tây Ninh (859), Sóc Trăng (793), Bến Tre (699), Đồng Tháp (695), Cà Mau (639), Bình Phước (637), Hà Nội (587), Bà Rịa - Vũng Tàu (569), Vĩnh Long (535), Bình Thuận (485), Bạc Liêu (481), Trà Vinh (466), Khánh Hòa (461), Kiên Giang (364), An Giang (345), Đồng Nai (308), Hậu Giang (291),
Tiền Giang (285), Đắk Lắk (269), Bình Dương (226), Bình Định (222), Lâm Đồng (207), Hải Phòng (154), Bắc Ninh (136), Đà Nẵng (125), Gia Lai (111), Long An (103), Đắk Nông (102), Hà Giang (100), Thanh Hóa (82), Hưng Yên (63), Quảng Ngãi (63), Thái Nguyên (62), Thừa Thiên Huế (61), Quảng Nam (60), Phú Yên (59), Nam Định (53),
Quảng Bình (51), Hải Dương (48), Ninh Thuận (44), Vĩnh Phúc (41), Tuyên Quang (37), Lạng Sơn (34), Phú Thọ (33), Thái Bình (29), Yên Bái (26), Quảng Trị (26), Hà Tĩnh (20), Hòa Bình (12), Bắc Giang (10), Lào Cai (7), Ninh Bình (6), Hà Nam (5), Cao Bằng (3), Sơn La (2), Quảng Ninh (2), Điện Biên (2).
Trung bình số ca nhiễm 7 ngày qua là 13.961 ca/ngày
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM giảm 317 ca, Thừa Thiên Huế (-244), Bình Định (-206).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Trà Vinh (+254), Cà Mau (+195), Hà Nội (+187).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 13.961 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.323.683 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.318.381 ca, trong đó có 1.007.590 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (479.483), Bình Dương (284.489), Đồng Nai (89.822), Long An (38.800), Tây Ninh (33.342).
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Tử vong lên rất cao: 223 ca
Điều trị: Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.130 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.010.407 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.006 ca, trong đó:
- Thở oxy qua mặt nạ: 4.638 ca
- Thở oxy dòng cao HFNC: 1.445 ca
- Thở máy không xâm lấn: 162 ca
- Thở máy xâm lấn: 741 ca
- ECMO: 20 ca
Tử vong: Từ 17h30 ngày 5-12 đến 17h30 ngày 6-12 ghi nhận 223 ca tử vong tại:
- Tại TP.HCM (94) trong đó có 8 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Đồng Tháp (1), Lâm Đồng (1), Tây Ninh (1), Tiền Giang (1), Cần Thơ (1), Thanh Hóa (1).
- Tại các tỉnh, thành phố khác: Long An (20), Cần Thơ (18), An Giang (15), Đồng Nai (14), Tây Ninh (13), Tiền Giang (10), Kiên Giang (8), Bình Thuận (5), Sóc Trăng (5), Trà Vinh (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Đồng Tháp (3), Bạc Liêu (3), Cà Mau (2), Quảng Trị (1), Quảng Ngãi (1), Lâm Đồng (1),Nam Định (1), Khánh Hòa (1), Đắk Lắk (1), Bến Tre (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 201 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.483 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Xét nghiệm: Trong 24 giờ qua đã thực hiện 142.329 xét nghiệm cho 209.881 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27-4-2021 đến nay đã thực hiện 27.029.560 mẫu cho 69.947.142 lượt người.
Tiêm chủng: Trong ngày 5-12 có 396.664 liều vắc xin COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 127.828.796 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.393.169 liều, tiêm mũi 2 là 54.435.627 liều.
Thông tin từ Bộ Y tế, từ tháng 3-2021 đến hết ngày 4-12-2021, Việt Nam đã tiếp nhận 150.623.444 liều vắc xin COVID-19 , cụ thể:
Theo loại vắc xin:
- Vắc xin AstraZeneca: 48.688.076 liều;
- Vắc xin Pfizer và Moderna: 46.576.370 liều;
- Vắc xin Sinopharm: 48.700.000 liều;
- Vắc xin Abdala: 5.150.000 liều;
- Vắc xin Sputnik V: 1.508.998 liều.
Trong tổng số 150.623.444 liều vắc xin trên, đã phân bổ 97 đợt với tổng số 141,5 triệu liều, còn khoảng hơn 9 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng.
Đến sáng ngày 6-12, cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho thấy cả nước đã tiêm gần 128 triệu liều vắc xin.
Đến ngày 5-12, số liều vắc xin COVID-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 122.151.335 liều, trong đó có 68.985.744 liều mũi 1 và 53.165.591 liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin là 95,6% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 73,7% dân số từ 18 tuổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 91,5% và 66,5%; miền Trung là 92,4% và 68,2%; Tây Nguyên là 93,8% và 56,5%; miền Nam là 99,2% và 83,3%.
Có 59/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin cho trên 80% dân số từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 28 tỉnh đạt tỷ lệ trên 95% Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Lào Cai, Điện Biện, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Nông, TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Hậu Giang.
4/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin dưới 80% dân số từ 18 tuổi trở lên là Yên Bái (73,4%), Hà Giang (77,3%), Cao Bằng (78,6%) và Nghệ An (78,7%).
Hiện đã có 54/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 2 liều vắc xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50%, trong đó có 35 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 70%. Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90% là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Điện Biên, Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ và Cà Mau.
Về triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi , Bộ Y tế cho biết đã có 49 tỉnh, thành phố đang triển khai tiêm. Hiện đã tiêm được 5.299.850 liều vắc xin cho trẻ trong độ tuổi này, trong đó có 4.363.586 liều mũi 1 và 936.264 liều mũi 2.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin là 47,8% và tỷ lệ bao phủ đủ 2 liều là 10,3% dân số từ 12 -17 tuổi.
TTO - "Bộ Y tế vận dụng tối đa quy định của pháp luật để cấp phép thuốc mới điều trị COVID-19 nhanh hơn" - Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Còn F0 cách ly tại nhà có thể uống thuốc không kê đơn nào?