Đồ họa: NGỌC THÀNH
Tại TP Cần Thơ, so sánh số mắc ngày 10-9 (67 ca) thì số mắc ngày 3-12 là 1.465 ca cho thấy số mắc mới đang tăng liên tục, đặc biệt từ đầu tháng 11 đến nay.
Tỉnh Tiền Giang từ 156 ca mắc mới ngày 10-9, cao điểm nhất là 16-11 ghi nhận 671 ca, hiện con số này có giảm nhưng ngày 5-12 vẫn ở mức 257 ca.
Tỉnh Đồng Tháp ngày 10-9 mới ghi nhận 58 ca, ngày 5-12 là 690 ca.
Tỉnh An Giang ngày 10-9 ghi nhận 108 ca, cao điểm nhất là 13-11 ghi nhận 695 ca, sau đó số mắc mới có giảm nhưng vẫn ở mức cao, ngày 6-12 ghi nhận 325 ca.
Tinh Sóc Trăng ngày 10-9 không ghi nhận ca bệnh, ngày 5-12 phát hiện 789 ca mới và hiện là tỉnh có số mắc cao ở khu vực miền Tây.
Tính chung toàn khu vực, hiện Tây Nam Bộ đã vượt Đông Nam Bộ về số mắc mới, trở thành vùng dịch nóng nhất nước, số mắc hằng ngày đã tăng gấp 3 so với cùng kỳ tháng 11, nhiều địa phương có mặt trong nhóm 10 tỉnh thành có số mắc cao hằng ngày.
Số mắc tăng cao kéo theo số tử vong tại khu vực Tây Nam Bộ cũng tăng theo. Ngày 6-12, các tỉnh Tây Nam Bộ ghi nhận 76 ca tử vong, ngày 4-12 là 83 ca, 3-12 là 71 ca, trong khi cùng kỳ tháng 11 chỉ bằng khoảng 1/5, như ngày 6-11 ghi nhận 14 ca tử vong.
Theo yêu cầu của Bộ Y tế, hôm nay 7-12 các bệnh viện: Bạch Mai, Nội tiết trung ương, Việt Đức bắt đầu điều động nhân lực hỗ trợ các tỉnh đang có số mắc và số tử vong cao. Hiện Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long và Sóc Trăng đã có đoàn chi viện.
Mục tiêu khi thực hiện thích ứng an toàn với dịch là giảm số ca chuyển nặng và giảm số ca tử vong, tuy nhiên thời gian qua mục tiêu này chưa đạt, đòi hỏi Bộ Y tế sớm có thêm giải pháp hỗ trợ bên cạnh sự nỗ lực từ các tỉnh Tây Nam Bộ.
TTO - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn về việc phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh COVID-19 lần thứ tư gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập; trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và Trung tâm cấp cứu 115.