vĐồng tin tức tài chính 365

Giao thương Việt - Mỹ nhộn nhịp bất chấp dịch

2021-12-08 06:05

Ngày 7-12, Bộ Công Thương phối hợp với Phòng Thương mại Mỹ tại Hà Nội, Hội đồng kinh doanh ASEAN - Mỹ (USABC) tổ chức Diễn đàn thương mại Việt Nam (VN) - Mỹ năm 2021 với chủ đề “Nắm bắt cơ hội, thích ứng phát triển trong tình hình mới”.

Liên tục mở rộng hợp tác

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá Mỹ được xác định là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của VN trên tất cả trụ cột hợp tác. Trong số đó, trụ cột hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước đã gặt hái được nhiều thành quả to lớn.

Trong 25 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều VN - Mỹ đã tăng gấp 168 lần. Từ mức 450 triệu USD vào năm 1995 khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, lên mức 1,5 tỉ USD năm 2001 khi hai nước ký hiệp định thương mại song phương và đạt 90,8 tỉ USD trong năm ngoái.

Đặc biệt, Mỹ vẫn duy trì vị trí là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN. Hiện VN đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ chín của Mỹ, tăng năm bậc so với năm 2020.

Thứ trưởng Hải cũng cho hay các doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư vào hơn 20 lĩnh vực kinh tế tại VN. “Hầu hết các tập đoàn lớn nhất của Mỹ đều đã có mặt tại VN như Exxon Mobil, Murphy Oil, Chevron, Boeing, Ford, Intel, Walmart, Nike, Amazon và P&G… Nhiều nhà đầu tư Mỹ đánh giá VN sẽ trở thành địa điểm đầu tư lý tưởng, quan trọng và an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu” - ông Hải nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, bà Marie Damour, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Mỹ tại VN, đánh giá trong 25 năm qua, quan hệ thương mại giữa hai nước đã đạt nhiều thành công. Đặc biệt, trong khoảng hai năm qua, dù dịch COVID-19 gây ra nhiều bất ổn với nền kinh tế thế giới nhưng quan hệ đối tác giữa hai bên vẫn đạt nhiều dấu mốc quan trọng. Đơn cử như VinFast đã công bố đầu tư hơn 200 triệu USD vào Mỹ. Cách đây hai tuần, đã có chuyến bay thẳng đầu tiên giữa hai quốc gia.

Bà Marie Damour dự báo dù gặp nhiều thách thức từ đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, tuy nhiên vẫn có nhiều cơ hội để VN - Mỹ tiếp tục làm sâu sắc mối quan hệ thương mại và kinh tế trong nhiều lĩnh vực. Đó là lĩnh vực năng lượng, y tế, công nghệ, thương mại số, hàng không.

“Tôi hy vọng hai nước sẽ sớm khởi động ký hiệp định về mua bán năng lượng trực tiếp, đồng thời VN sớm hoàn tất kế hoạch sơ đồ điện 8 để có thể tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời” - bà cho biết.

Giao thương Việt - Mỹ nhộn nhịp bất chấp dịch - ảnh 1
Mỹ là thị trường quan trọng của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam.
Ảnh: VKH

Còn nhiều lĩnh vực tiềm năng

Hợp tác song phương giữa VN và Mỹ đang được mở rộng nhanh chóng ra nhiều lĩnh vực. Trong đó, kinh tế số, công nghệ, năng lượng và cơ sở hạ tầng được đánh giá rất tiềm năng và hứa hẹn sẽ trở thành những lĩnh vực trụ cột trong hợp tác kinh tế - thương mại tương lai.

Thứ trưởng Bộ Công Thương ĐỖ THẮNG HẢI 

Lo ngại thuế chống bán phá giá

Ông Bùi Huy Sơn, Tham tán công sứ, Trưởng Thương vụ VN tại Mỹ, cho biết kinh tế Mỹ đang có sự phục hồi và tăng trưởng khá nhưng tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng do tác động của đại dịch đang để lại di chứng nặng nề, đó là thiếu hụt hàng hóa kể cả tiêu dùng. Đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp VN nhanh chóng ổn định sản xuất, tăng tốc, tiếp tục đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa sang Mỹ.

Hiện số người nhiễm COVID-19 ở Mỹ vẫn rất cao, mặc dù vậy cách tiếp nhận, nền kinh tế cũng như các hoạt động xã hội ở Mỹ gần như đã trở lại bình thường như trước. “Đây cũng là kinh nghiệm thực tế mà chúng ta có thể tham khảo để có giải pháp phù hợp nhất, có thể cùng tồn tại, cùng vượt qua đại dịch, thay vì cố gắng lẩn tránh nó” - ông Sơn nhấn mạnh.

Tuy vậy, Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ thuộc Bộ Công Thương, nói Mỹ là quốc gia có biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất đối với VN, chiếm 20% tổng số vụ việc. Các mặt hàng mà Mỹ điều tra rất đa dạng, từ nông lâm thủy sản, cá tra, cá basa, tôm đến gỗ, kim loại, thép, đồng, nhôm, máy móc, đệm mút...

Gần đây nhất là ngành mật ong, dự kiến mức áp thuế chống bán phá giá lên tới hơn 412%. Đây là mức thuế cao hơn rất nhiều so với các nước khác cùng bị áp thuế chống bán phá giá.

“Điều này không chỉ ảnh hưởng đến 35.000 nông hộ nuôi ong của VN, phần lớn sống ở vùng nông thôn, miền núi khó khăn mà còn ảnh hưởng lớn đến nỗ lực chống biến đổi khí hậu của VN” - ông Linh nói.

Ông Đinh Quyết Tâm, Chủ tịch Hội Nuôi ong VN, cũng cho biết trong tổng sản lượng xuất khẩu mật ong hằng năm của VN với khoảng 54.000 tấn thì riêng thị trường Mỹ chiếm đến 90%.

“Bị áp mức thuế hơn 412% thì không ai có thể kinh doanh được, vì nếu xuất khẩu một sản phẩm thu về 1 đồng nhưng đóng thuế hơn 4 đồng thì không ai dám làm” - ông Tâm nói.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng trong trạng thái bình thường mới và bối cảnh mới, hai nước cần hạn chế các vụ việc phòng vệ thương mại và giải quyết các vấn đề kinh tế, thương mại còn tồn tại thông qua đàm phán.

“Việc này nhằm bảo đảm tính liên tục trong hoạt động của các chuỗi cung ứng, cũng như tránh gây tác động tiêu cực đến các ngành sản xuất vốn đã chịu thiệt hại bởi đại dịch” - ông Hải nhấn mạnh.

Đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan VN, tính đến hết tháng 10-2021, tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương giữa hai nước đạt 89,6 tỉ USD. Trong đó, VN xuất khẩu sang Mỹ 76,7 tỉ USD, tăng gần 23% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu từ Mỹ gần 13 tỉ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, tính lũy kế đến tháng 10-2021, Mỹ xếp thứ 11/138 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN với 1.134 dự án và tổng vốn đăng ký 9,72 tỉ USD. Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ Mỹ đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của VN với những dự án quy mô lớn, góp phần tạo dựng cho VN chỗ đứng ngày càng vững chắc trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu. 

Xem thêm: lmth.3822301-hcid-pahc-tab-pihn-nohn-ym-teiv-gnouht-oaig/et-hnik/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giao thương Việt - Mỹ nhộn nhịp bất chấp dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools