vĐồng tin tức tài chính 365

Omicron "đại chiến" Delta?

2021-12-08 10:45

Dựa vào những dữ liệu của Nam Phi và Anh, một số nhà khoa học cho rằng Omicron, biến thể mới xuất hiện của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19, có thể đánh bại chủng trội hiện nay là Delta.

"Các dữ liệu bắt đầu cho thấy Omicron có thể triệt tiêu Delta ở nhiều nơi, nếu không muốn nói là tất cả" - TS Jacob Lemieux của Trường Y Harvard (Mỹ) nhận định. Ngược lại, nhiều ý kiến khác phản bác rằng còn quá sớm để rút ra bất kỳ kết luận gì.

"Ở Mỹ hiện nay, các ca mắc Delta vẫn tăng mạnh" - ông Matthew Binnicker, Giám đốc về virus học tại Trung tâm Y khoa Mayo (bang Minnesota), nói.

Vẫn còn rất nhiều câu hỏi quan trọng về Omicron chưa tìm ra lời giải, bao gồm biến thể này gây bệnh Covid-19 nhẹ hơn hay nặng hơn và có "lách" được kháng thể được tạo ra nhờ vắc-xin hoặc sau khi khỏi bệnh hay không.

Tạm thời về mặt lây lan, nhiều nhà khoa học chung nhận định là Omicron lây mạnh hơn Delta. Biến thể mới nhanh chóng chuyển Nam Phi từ giai đoạn lây nhiễm thấp, chưa tới 200 ca/ngày vào giữa tháng 11 năm nay lên hơn 16.000 ca/ngày vào cuối tuần rồi. Hiện Omicron gần như thống trị tại Nam Phi, chiếm hơn 90% số ca mắc mới ở tỉnh Gauteng tâm dịch và lan mạnh ở 8 tỉnh còn lại.

 Omicron đại chiến Delta?  - Ảnh 1.

Khu vực dành riêng cho bệnh nhân mắc biến thể Omicron tại Bệnh viện Civil ở Ahmedabad - Ấn Độ. Ảnh: REUTERS

Ngoài ra, AP dẫn lời ông Willem Hanekom, Giám đốc Viện Nghiên cứu sức khỏe châu Phi, cho biết các dữ liệu ban đầu từ Nam Phi cho thấy Omicron gây tái nhiễm cao hơn các biến thể khác.

Dù hầu hết bệnh nhân mắc Omicron ở Nam Phi là giới trẻ, có triệu chứng nhẹ song theo ông Binnicker, tình hình có thể khác đi ở những nơi khác trên thế giới và ở những nhóm bệnh nhân khác.

Trong lúc chờ đợi đáp án, các chuyên gia khuyên người dân bảo vệ bản thân tối đa bằng cách tiêm vắc-xin Covid-19, tiêm mũi bổ trợ nếu điều kiện cho phép và thực hiện các biện pháp hạn chế lây nhiễm như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và tránh tập trung đông người trong không gian kín.

Liên quan đến việc "tiêm trộn" vắc-xin Covid-19, một nghiên cứu quan trọng của Trường ĐH Oxford (Anh) chỉ ra phản ứng miễn dịch sẽ tốt hơn nếu mũi tiêm đầu là vắc-xin AstraZeneca hoặc Pfizer và mũi tiếp theo là của Moderna; thời gian giữa 2 mũi tiêm là 9 tuần.

Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa The Lancet hôm 6-12, "tổ hợp" AstraZeneca + Moderna sẽ sinh ra kháng thể và kích hoạt phản ứng miễn dịch của tế bào T mạnh hơn so với 2 mũi AstraZeneca.

Sau khi xem xét 1.070 người tình nguyện tham gia nghiên cứu, các nhà khoa học còn nhận thấy kết hợp tiêm Pfizer trước và Moderna sau cũng tốt hơn 2 mũi tiêu chuẩn Pfizer. Trong khi đó, mũi đầu tiên Pfizer kết hợp với mũi thứ hai Moderna cho kháng thể cao hơn 2 mũi AstraZeneca nhưng mức độ thấp hơn so với 2 mũi Pfizer.

Đặc biệt, cuộc nghiên cứu khẳng định việc "tiêm trộn" không gây ra bất cứ lo ngại về sự an toàn nào.

Theo TS Matthew Snape của Trường ĐH Oxford, việc kết hợp vắc-xin thuộc nhiều công nghệ khác nhau sẽ giúp các nước nghèo và thu nhập trung bình đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng Covid-19.

Một tin tích cực khác đến từ thông báo ngày 7-12 của hãng dược GSK (Anh), trong đó nêu rõ Sotrovimab - liệu pháp kháng thể đơn dòng mà hãng hợp tác phát triển với đối tác Mỹ Vir Biotechnology - chống lại được tất cả đột biến đã được xác định của Omicron, bao gồm 37 đột biến trên protein gai, cũng như mọi biến thể khác đã được Tổ chức Y tế thế giới xác định.

Tuần trước, dữ liệu tiền lâm sàng khác cho thấy thuốc của GSK-Vir chống lại được các đột biến chính của biến thể Omicron. Tuy nhiên, Reuters lưu ý dữ liệu của GSK chưa được thẩm định bởi các nhà khoa học khác.

Hải Ngọc

NLĐ

Xem thêm: nhc.82410229080211202-atled-neihc-iad-norcimo/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Omicron "đại chiến" Delta?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools