vĐồng tin tức tài chính 365

Sinh viên Việt tiết lộ trải nghiệm du học ở xứ sở bò tót: Ăn tối lúc 11h đêm, đến nhà "bị" hôn tới... 12 lần và hàng loạ

2021-12-08 11:56

Tây Ban Nha là quốc gia có sức hút mạnh mẽ đối với sinh viên quốc tế đến du học bởi hệ thống giáo dục chuẩn châu Âu, con người thân thiện, môi trường sinh sống và làm việc thoải mái. Tuy nhiên với sinh viên Việt Nam, đây vẫn là đất nước khá mới mẻ. Nhiều bạn thắc mắc: Liệu du học Tây Ban Nha có học bằng tiếng Anh không? Việc ăn ở, học phí ra sao? Văn hóa thế nào?

Những chia sẻ chi tiết từ bạn Kiều Mây - du học sinh Việt sẽ cho các bạn học sinh, sinh viên một cái nhìn khái quát về đất nước rộng lớn nằm ở Tây Nam châu Âu này.

Sinh viên Việt tiết lộ trải nghiệm du học ở xứ sở bò tót: Ăn tối lúc 11h đêm, đến nhà bị hôn tới... 12 lần và hàng loạt điều sốc toàn tập khác - Ảnh 1.

Về ngôn ngữ, sinh hoạt phí, ăn ở

Tiếng Tây Ban Nha: Tiếng Tây Ban Nha (TBN) là ngôn ngữ dễ nhất thế giới, dễ hơn tiếng Anh, cái này mình công nhận. Tuy nhiên, nếu muốn học giỏi tiếng TBN, các bạn phải phát âm được chữ "r", vì người TBN phát âm chữ "r" rất nặng. Mình luyện phát âm rất là thốn, nước miếng văng tứ tung. Có 1 số người không phát âm được luôn.

Tài liệu học tiếng TBN bản tiếng Việt khá là khan hiếm nên mình học bằng bản tiếng Anh. Những cuốn mình học là Prisma A1, Spanish Demystified, Learn Spanish In Just 15 Minutes A Day - Eyewitness Travel, Modern Spanish Grammar A Practical Guide, Practice Makes Perfect Complete Spanish Grammar. Ngoài ra, hãy chịu khó xem YouTube. Nếu các bạn không tự tin thì các bạn nên đến trung tâm để học. Khi đến TBN thì mình thấy vùng phía Bắc nói giống SGK hơn, còn vùng phía Nam nói hơi khó nghe.

Mặc dù các chương trình đào tạo bằng tiếng TBN phổ biến hơn nhưng bạn có thể tìm được một chương trình phù hợp bằng tiếng Anh tại đây.

Các trường tiếng ở Tây Ban Nha: Học tiếng TBN tại TBN luôn tốt hơn khi học ở VN, và mình học khoá 9 tháng tại Granada. Mình học tại trường tư, học phí tầm 4000 EUR. Nhưng theo mình biết thì các bạn có thể học tiếng tại các trường trực thuộc đại học công lập, như thế chi phí sẽ rẻ hơn (đại học Malaga rất nổi tiếng, Salamanca hoặc Zaragoza thì chi phí rẻ).

Học phí đại học: Sau khi tốt nghiệp trường tiếng thì sẽ vào đại học. Nếu các bạn muốn vào công lập thì PHẢI THI, còn tư lập sẽ tuỳ từng trường. Học phí của các trường công lập sẽ dao động từ 1000 - 5000 một năm, tư lập từ 8000 - 19000 EUR, 1 số trường kinh doanh có thể thu học phí hơn 20000 EUR. Học thạc sĩ sẽ đắt hơn học đại học. Và ngành liên quan đến xã hội sẽ rẻ hơn các ngành liên quan đến kỹ thuật/ khoa học tự nhiên. So với thu nhập châu thì học phí TBN được tính là rẻ, vì thế có rất ít học bổng dành cho bậc đại học. Nếu có thì thường là 30% học phí.

Khi các bạn tham gia khoá học dạy bằng tiếng TBN thì học phí sẽ thấp hơn khoá học dạy bằng tiếng Anh. Và các bạn nên học tiếng nếu muốn đỗ vào công lập và kết bạn với người TBN vì TBN không nói tiếng Anh đâu.

Sinh viên Việt tiết lộ trải nghiệm du học ở xứ sở bò tót: Ăn tối lúc 11h đêm, đến nhà bị hôn tới... 12 lần và hàng loạt điều sốc toàn tập khác - Ảnh 2.

Mỗi năm có khoảng 60.000 sinh viên quốc tế tới Tây Ban Nha học tập.

Đây là học phí của 1 số trường tốt nhất TBN, học phí thay đổi theo từng ngành:

Autonomous University of Madrid: 5.000 – 9.000 Euro/năm.

The University of Barcelona: 4.000 – 9.500 Euro/năm.

Pompeu Fabra University: 4.000 – 9.500 Euro/nămAutonomous University of Barcelona: trung bình 6.700 Euro/năm.

Sinh hoạt phí: Những thành phố lớn như Barcelona hay Marid, sinh hoạt phí chắc chắn sẽ cao, ở thành phố nhỏ thì mềm hơn. Nhiều bạn học ở Marid nhưng chọn sống ở thành phố bên cạnh để tiết kiệm chi phí. Ba vùng có phí sinh hoạt thấp nhất ở TBN là Salamanca, Santiago de Compostela và Granada. (Mình thích Granada nha).

Trường hợp bạn sống 1 mình và tiết kiệm thì phí sinh hoạt rơi vào 400 EUR ở thành phố nhỏ, 600 - 1000 EUR ở thành phố lớn. Còn tiêu thoải mái thì tầm 1000 EUR. Nhưng mình khuyến khích nên ở chung, kiểu share house, các bạn vẫn có phòng ngủ riêng, chỉ chung nhà tắm, phòng bếp. Nếu ở chung thì chi phí rẻ hơn rất nhiều. Mình ở chung với 3 bạn nữa, cũng là sinh viên quốc tế và chi phí sinh hoạt của mình (ở Granada) chỉ tầm 400 EUR.

Theo qui định làm việc của chính phủ, sinh viên quốc tế được phép làm việc bán thời gian với visa du học TBN và điều kiện như sau: Tối đa 80 giờ mỗi tháng, hoặc 20 giờ mỗi tuần/  Lương: dao động từ 8-15 EUR/ giờ. Một số công việc làm thêm trong trường như làm thủ thư, hành chính giới hạn số giờ hoặc làm thêm ngoài trường với các công việc như bồi bàn, giao hàng, phụ bếp... Khi đi làm thêm, bạn cần có sức khỏe tốt và biết sắp xếp thời gian nghỉ ngơi để không ảnh hưởng tới việc học tập.

Khi là sinh viên tại Tây Ban Nha, bạn sẽ được ưu đãi giảm giá các loại vé dịch vụ trong thành phố: Vé năm các phương tiện công cộng, vé vào cửa bảo tàng, khu thăm quan, vé xem phim, ca nhạc,… nên luôn nhớ mang thẻ sinh viên/ ảnh chụp thẻ sinh viên theo người nhé.

Về văn hóa

Các trường đại học Tây Ban Nha rất cởi mở và chào đón sinh viên, tổ chức vô số sự kiện dành cho sinh viên trong suốt cả năm, mang đến cơ hội khám phá thành phố, thưởng thức văn hóa và kết nối với các sinh viên quốc tế từ khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, TBN còn có những đặc trưng văn hóa sau đây:

Thứ nhất, MUỘN: Khoảng thời gian đầu khi sang TBN mình đã stress rất nhiều vì chênh lệch múi giờ và thói quen sống "muộn" của họ (khái niệm giờ giấc bị đảo lộn hoàn toàn). Nguyên nhân là ngày xưa Thủ tướng ra quyết định đổi múi giờ, nhưng người dân vẫn theo lối sống cũ nên cái gì cũng muộn. 9h ăn sáng, 2h - 5h chiều là khoảng thời gian ăn và ngủ trưa, 9h - 11h đêm thì ăn tối. Mình mất rất nhiều tháng mới thích nghi được điều này.

Thứ hai, NGỦ TRƯA: Người TBN sẽ ngủ trưa từ 2h - 5h chiều. Tiếng TBN có một danh từ riêng cho giấc ngủ trưa này là "siesta", để rồi giờ đây "siesta" đã nổi tiếng toàn thế giới, và được công nhận trong từ điển tiếng Anh luôn. Nhiều người nói vui rằng, văn hóa ngủ trưa của người Tây Ban Nha có thể được xếp vào danh sách các di sản phi vật thể của nhân loại.

Trong thời gian này, hầu hết các cơ sở kinh doanh giải trí đều đóng cửa, chỉ có những thành phố lớn như Marid hay Barcelona mới có cửa hàng kinh doanh xuyên trưa. Mình không tìm hiểu sâu xa nguyên nhân tại sao người TBN ngủ trưa nhiều thế, nhưng bạn mình bảo "ngủ ngày nhiểu để tối đi quẩy".

Thứ ba, CUỘC SỐNG VỀ ĐÊM: Thực ra nếu ở Việt Nam, tầm 6, 7 giờ tối là mọi người ăn tối hoặc đi chơi này nọ. Còn ở TBN thì mọi thứ bắt đầu sau 11h đêm. Nếu các bạn muốn thấy 1 thành phố đúng chất TBN, trải nghiệm những thứ thuộc về Tây Ban Nha thì các bạn phải thức sau 11h đêm. Trước 11h đêm, đường phố chả có gì đẹp (quan điểm cá nhân). Đêm thì các bạn có thể đến bar, club, dạo phố (đường phố sáng lung linh), hoặc dự concert ngoài trời. Thức thâu đêm cũng được bởi vì bạn sẽ có thời gian ngủ trưa vào ngày hôm sau.

Sinh viên Việt tiết lộ trải nghiệm du học ở xứ sở bò tót: Ăn tối lúc 11h đêm, đến nhà bị hôn tới... 12 lần và hàng loạt điều sốc toàn tập khác - Ảnh 3.

Nếu các bạn muốn thấy 1 thành phố đúng chất TBN, trải nghiệm những thứ thuộc về Tây Ban Nha thì các bạn phải thức sau 11h đêm.

Thứ tư, 280/365 NGÀY CÓ NẮNG: Mình không đủ kiến thức địa lý để giải thích nhưng các bạn chỉ cần biết nó nắng, ấm, và đẹp. Nói chung thời tiết thuận lợi và những bãi biển tuyệt đẹp.

Thứ năm, ÔM HÔN: Điều này thể hiện sự thân thiện và mến khách của người TBN. Đặc biệt, khi được giới thiệu với một người khác, phụ nữ thường được hôn 2 lần lên cả 2 má (two kisses). Tất nhiên, nam giới thì không chào nhau theo cách này. Khi mình được giáo viên phụ trách dẫn đến nhà host, mình được hôn má đủ 12 lần vì trong nhà có 6 người. (Các bạn nam mà sang TBN thì tha hồ hôn má các bạn nữ nha).

Thứ bảy, DẦU ÔLIU: Lượng dầu ô liu tiêu thụ trung bình hàng năm của Tây Ban Nha là khoảng 2,5 gallon mỗi người, tương đương với gần 10 lít dầu ô liu! Tuy nhiên, mình vẫn không ăn được dầu olive vì mùi nồng và ăn không quen.

Thứ 8, LỄ HỘI: Nhắc đến TBN thì phải kể đến lễ hội bò tót. Đây là một lễ hội mang tính chất tôn giáo, có nguồn gốc từ thời Trung Cổ và đã tồn tại được hơn 400 năm. Lễ hội truyền thống này được tổ chức để ca ngợi thánh Fermin, vị thánh hộ mệnh của thành phố Pamplona. Mình từng đứng trên cao để quan sát lễ hội chứ không dám tham gia vì nguy hiểm.

Ngoài ra, còn có lễ hội cà chua. Hàng trăm tấn cà chua sẽ được đổ ra đường rồi mọi người tha hồ ném. Nhiều ý kiến cho rằng đó là lãng phí. Nhưng đó là văn hoá lâu đời của người ta mà, đâu phải nói bỏ là bỏ được luôn đâu. (Chơi cái này vui cực).

Thứ 9, BÓNG ĐÁ & ÂM NHẠC: Tất cả mọi người đều phải biết. Đến mình, một đứa mù thể thao, cũng đã nghe qua cái tên "Barcelona" và "Real Madrid". Mặc dù không ở lại Barcelona nữa nhưng mọi người cũng biết Messi. Người TBN yêu âm nhạc và nhảy múa vì nó thể hiện được sự thân thiện và đón tiếp nồng hậu của họ. Đặc điểm của điệu nhảy Flamenco là những tư thế riêng biệt, tiếng búng hay vỗ tay và tiếng giày gõ nhịp điệu trên sàn nhảy. Mình rất thích những điệu nhảy này.

Theo HIỂU ĐAN

NHỊP SỐNG VIỆT

Xem thêm: nhc.13602340180211202-cahk-pat-naot-cos-ueid-taol-gnah-av-nal-21-iot-noh-ib-ahn-ned-med-h11-cul-iot-na-tot-ob-os-ux-o-coh-ud-meihgn-iart-ol-teit-teiv-neiv-hnis/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sinh viên Việt tiết lộ trải nghiệm du học ở xứ sở bò tót: Ăn tối lúc 11h đêm, đến nhà "bị" hôn tới... 12 lần và hàng loạ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools