vĐồng tin tức tài chính 365

Ngành ngân hàng góp phần đẩy lùi "tín dụng đen", phát triển tín dụng khu vực nông thôn

2021-12-08 15:00

Hội thảo còn có sự tham dự của các cơ quan như: Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, UBND TP. Hà Nội, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các TCTD, các Công ty tài chính…

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019, các Bộ, ngành, địa phương đã tăng cường triển khai các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Ngành ngân hàng đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm gia tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân, đặc biệt là những đối tượng yếu thế trong xã hội. Các tổ chức tín dụng (TCTD), tài chính vi mô, Quỹ Tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách Xã hội, các công ty tài chính tiêu dùng đã mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm dịch vụ, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư. Qua đó, góp phần tăng cường tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người lao động ở các khu công nghiệp, những người có thu nhập thấp... Mặc dù vậy, tình hình tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen vẫn xảy ra ở nhiều địa phương với thủ đoạn tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, gây lo lắng và bức xúc trong nhân dân.

C:Usershang.ninhthuDownloadsKDK_7435.jpg

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì Hội thảo

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng bày tỏ mong muốn, qua các bài tham luận, các ý kiến phát biểu của các đại biểu, Hội thảo sẽ tìm ra các giải pháp hữu hiệu đẩy lùi tín dụng đen, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 hiện nay, đồng thời đẩy mạnh cho vay phục vụ sản xuất khu vực nông thôn.

Chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Phát biểu tại Hội thảo, Thiếu tướng Trần Ngọc Hà - Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an nhận định, một nguyên nhân khiến cho tín dụng đen vẫn nhiều đất diễn, đó là do lợi nhuận bất chính quá lớn từ cho vay bất hợp pháp. Đây là nguyên nhân khiến tín dụng đen vẫn tồn tại dai dẳng, bất chấp lực lượng công an liên tục thực hiện các đợt truy quét. Hiện tín dụng đen len lỏi dưới rất nhiều hình thức. Thời gian gần đây, các đối tượng còn thay đổi hình thức hoạt động như: Thông qua các phần mềm điện tử, hoạt động trên môi trường mạng thông qua các app cho vay mà người bị hại chỉ cần có điện thoại thông minh là có thể dễ dàng truy cập, kí kết các hợp đồng vay nợ.

Theo ông Nguyễn Đình Tiến - Phó Chánh Tòa Hình sự, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội, môi trường mà “tín dụng đen” hoạt động và tồn tại chính là khả năng tiếp cận nguồn vốn của các đối tượng lao động nghèo, học sinh sinh viên, người lao động. Những người có nhu cầu cấp bách cần nguồn vốn để buôn bán, sản xuất, đóng học phí... nhưng không có khả năng tự lực hoặc không nhận được sự hỗ trợ của người thân quen. Lý do túng quẫn đã khiến họ tìm đến và chấp nhận hoặc không có kiến thức để hiểu các mánh khóe của các tổ chức “tín dụng đen”. Để loại trừ hẳn loại tội phạm tín dụng đen là thách thức không nhỏ đối các ban, ngành.

Tham luận tại Hội thảo, bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, ngành Ngân hàng luôn chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng chính đáng của người dân, doanh nghiệp nhằm đẩy lùi “tín dụng đen” và đã đạt một số kết quả nổi bật như: Hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động cho vay, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ trực tuyến. Từ đầu năm 2019 đến nay, NHNN đã ban hành 85 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó, đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều quy định để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, hỗ trợ hoạt động vay vốn của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, NHNN đã ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành, triển khai nhiều chính sách quan trọng tạo điều kiện cho chuyển đổi số ngành Ngân hàng, thúc đẩy áp dụng công nghệ trong cung ứng dịch vụ ngân hàng (eKYC, Mobile Money, Fintech, thanh toán không dùng tiền mặt).

Thường xuyên chỉ đạo TCTD mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Riêng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng 5.000 tỷ đồng, cụ thể khách hàng có nhu cầu vay vốn chính đáng được giải ngân ngay trong ngày với số tiền cho vay tối đa 30 triệu đồng, không cần tài sản thế chấp…

Bên cạnh đó, phát triển mạng lưới nhằm gia tăng tiếp cận đến người dân, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Từ năm 2019, NHNN đã cấp phép thành lập mới 29 chi nhánh, văn phòng đại diện cho các TCTD. Đến nay, toàn hệ thống đã có 124 TCTD và gần 1.200 Quỹ Tín dụng nhân dân; có 22 công ty tài chính được cấp phép hoạt động với 13 chi nhánh, 43 văn phòng đại diện và hơn 50 nghìn điểm giới thiệu dịch vụ tại tất cả các tỉnh, thành phố; có 4 tổ chức tài chính vi mô được cấp phép hoạt động với khoảng 115 chi nhánh, phòng giao dịch tại nhiều tỉnh, thành phố.

Tăng cường hoạt động truyền thông về cơ chế, chính sách cho vay, dịch vụ ngân hàng đến đông đảo người dân; giải đáp nhiều kiến nghị; cảnh báo các hệ lụy để người dân phòng, tránh “tín dụng đen”; đồng thời, NHNN đã phối hợp thực hiện chuỗi chương trình “Tiền khéo, tiền khôn”, “Đồng tiền thông thái”, “Tay hòm chìa khóa”, “Tư vấn tài chính”, cuộc thi “Hiểu đúng về tiền” giúp người dân có đầy đủ kiến thức cần thiết, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng chính thức.

Đối với khu vực nông thôn nơi dễ phát sinh hoạt động “tín dụng đen”, ngành Ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều chính sách, chương trình, giải pháp tín dụng nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân khu vực này.

Tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả Chỉ thị 12/CT-TTg

Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đánh giá cao đề xuất, nội dung tổ chức Hội thảo của Hiệp hội Ngân hàng. Theo Phó Thống đốc, thời gian qua, chúng ta đều thấy được sự quyết tâm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị trong việc tăng cường triển khai các giải pháp phòng, ngừa, đấu tranh với hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhận thức và ý thức cảnh giác của người dân được nâng cao. Về phía ngành Ngân hàng cũng đã quyết liệt vào cuộc, góp phần không nhỏ cùng các cấp, các ngành ngăn chặn, đẩy lùi nạn “tín dụng đen”.

Tuy nhiên, tội phạm tín dụng đen những năm vừa qua ngày càng biến tướng, gây ra nhiều hệ lụy. Điều này, đặt ra cho các cấp, các ngành phải có những giải pháp cụ thể và mạnh mẽ hơn để đẩy lùi tín dụng đen.

C:Usershang.ninhthuDownloadsKDK_7441.jpg

Toàn cảnh Hội thảo

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, bốn điều kiện, mục tiêu, giải pháp cần thực hiện để về lâu dài có thể đẩy lùi nạn tín dụng đen. Đó là chỉ khi đời sống của nhân dân được nâng cao thì tín dụng đen mới giảm. Đi cùng với đó là dân trí của người dân được nâng cao. Đây sẽ là điều kiện để chúng ta giảm bớt được nạn tín dụng đen. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý, hệ thống quản lý đồng bộ, rõ ràng, thể hiện sự thống nhất trong trấn áp, xử lý tội phạm về tín dụng đen cũng như trách nhiệm trong xử lý tội phạm về tín dụng đen. Hệ thống tài chính toàn diện đươc triển khai một cách tích cực, rộng khắp và người dân phải là đối tượng thụ hưởng một cách tích cực.

Phó Thống đốc cho rằng, trước mắt, vẫn phải tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, trấn áp và từng bước hạn chế tín dụng đen, làm sao cho người dân nhận thức được tác hại, hậu quả của tín dụng đen nếu như có quan hệ với tín dụng đen. Việc này cần sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Tiếp tục trấn áp, cảnh báo, răn đe và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân bảo kê cho hoạt động tín dụng đen, kể cả tổ chức chính thức và phi chính thức;

Đối với nhu cầu vay chính đáng của người dân như phục vụ việc chữa bệnh, học hành, sinh hoạt hàng ngày… thì cần được tiếp cận được tín dụng chính thức, để người dân không phải vay tín dụng đen. Đây vừa là trách nhiệm của ngân hàng, vừa là quyền lợi của các TCTD. Nếu cho vay và quản lý cho vay tốt, hiệu quả, không để xảy ra rủi ro thì đây sẽ là thị trường, xu hướng phát triển của các TCTD”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Điểm qua một số kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng chính thức, góp phần đẩy lùi tín dụng đen, Phó Thống đốc cho biết, đến ngày 19/11/2021, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 10 triệu tỷ đồng, tăng 9,52% so với cuối năm 2020, là kết quả rất đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động đến hầu hết các lĩnh vực, ngành kinh tế. Trong đó, dư nợ tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt trên 2,5 triệu tỷ đồng, tăng 10,21% so với năm 2020 (cao hơn tăng trưởng chung nền kinh tế). Cho vay phục vụ đời sống, cho vay tiêu dùng đạt gần 1,95 triệu tỷ đồng, chiếm 19,6% dư nợ nền kinh tế. Ngoài nguồn vốn tín dụng thương mại, NHCSXH đang triển khai 23 chương trình tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách với dư nợ đạt trên 243 nghìn tỷ đồng, tăng 7,51% so với cuối năm 2020, tăng 25,2% so với thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị 12/CT-TTg với gần 6,4 triệu khách hàng còn dư nợ.

Phó Thống đốc cho biết, quan điểm chỉ đạo của Thống đốc NHNN xác định, tín dụng tiêu dùng được coi là lĩnh vực được quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ và mở rộng trong thời gian tới. Từ chủ trương này, NHNN sẽ có những chính sách, tạo điều kiện, khuyến khích và phát triển việc cho vay tiêu dùng đối với nền kinh tế. Chính vì thế, sẽ tạo điều kiện cho các NHTM, TCTD, kể cả tín dụng vi mô, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, NHCSXH, đặc biệt là các công ty tài chính được tăng cường, tập trung phát triển tín dụng tiêu dùng.

NHNN tiếp tục hoàn thiện cơ chế, hành lang pháp lý để tín dụng tiêu dùng hoạt động phát triển nhưng có sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo cho vay tín dụng giải quyết hài hòa hai mục tiêu: một là, tạo điều kiện để người dân có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế thực sự được thụ hưởng một chương trình, một chính sách; hai là, phải có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ để hoạt động tín dụng tiêu dùng lành mạnh, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ và thị trường tín dụng một cách lành mạnh.

Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục phối hợp với Bộ Công an để khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân trong việc xác thực khách hàng để giúp các TCTD tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là người dân thuộc nhóm dễ bị ảnh hưởng của “tín dụng đen”.

Ngành Ngân hàng cũng đã và đang chủ động phối hợp tích cực với các bộ, ngành có liên quan để chung tay đẩy lùi nạn tín dụng đen, không chỉ mô hình NHCSXH vừa qua, mà NHNN cũng đang chỉ đạo đối với hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô; cũng đã và đang có sự phối hợp, cũng như chương trình hành động với việc tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội. Các tổ chức tài chính vi mô giải quyết được một cách tích cực, nhất là đối với những người dân yếu thế nhất trong xã hội, ở những vùng kinh tế khó khăn, qua đó góp phần chặn được tín dụng đen. Hiện, NHNN đang hoàn thiện hệ thống pháp lý đối với các tổ chức tài chính vi mô để làm sao tạo điều kiện mở rộng ở các địa phương, Đây là hình thức tác dụng rất trực tiếp để giải quyết vấn đề tín dụng đen.

Phó Thống đốc yêu cầu các TCTD tập trung nguồn vốn, NHNN sẽ dành nguồn vốn một cách hợp lý và có những chính sách khuyến khích đối với các NHTM nếu như cho vay lĩnh vực tiêu dùng một cách tích cực và hiệu quả, cũng như khuyến khích cho vay nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, tạo điều kiện mở rộng mạng lưới của các TCTD ở vùng sâu, vùng xa, phục vụ cho nhu cầu vay tiêu dùng của các đối tượng yếu thế.

Bên cạnh đó, khẩn trương đưa các sản phẩm, dịch vụ của hệ thống các TCTD, các công ty tài chính sử dụng công nghệ hiện đại để giảm bớt việc thanh toán bằng tiền mặt, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Các NHTM, các công ty tài chính tiêu dùng chủ động đổi mới công nghệ, thủ tục thuận lợi, giảm lãi suất, chủ động tiếp cận với người dân có nhu cầu vay tiêu dùng tại các địa phương.

Thiếu tướng Trần Ngọc Hà - Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an đề xuất, thời gian tới, UBND các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với NHNN và các bộ, ngành có liên quan kịp thời giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội trong và sau thời gian dịch bệnh COVID-19; kịp thời phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn để có giải pháp tháo gỡ, góp phần hạn chế người dân có nhu cầu vay tiền chính đáng, phục vụ sản xuất, kinh doanh phải tìm đến “tín dụng đen”. Phối hợp với ngành Ngân hàng phổ biến tuyên truyền giới thiệu các kênh vay vốn chính thống, đẩy mạnh phát triển các loại hình tiết kiệm, tín dụng, hệ thống tài chính vi mô, quan tâm, kịp thời có hình thức hỗ trợ tài chính đối với hội viên, đoàn viên gặp khó khăn. Xây dựng các mô hình kinh tế lành mạnh, hướng dẫn, tạo điều kiện để đoàn viên, hội viên đầu tư, kinh doanh chính đáng, góp phần hạn chế người dân, đoàn viên, hội viên tham gia, tiếp tay hoặc tìm đến “tín dụng đen” để vay vốn.

Còn theo Phó Chánh Tòa Hình sự, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội Nguyễn Đình Tiến, giải pháp phòng chống “tín dụng đen” đầu tiên chính là đẩy mạnh, phát huy mạng lưới tín dụng do Nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập, thông qua sự kiểm tra giám sát của hệ thống NHNN. Thống nhất một hệ thống công ty tài chính được hoạt động theo quy định của Luật các TCTD. Các TCTD cần nghiên cứu các hình thức vay thích hợp phục vụ các đối tượng nghèo, người dân lao động, học sinh sinh viên với phương thức linh hoạt, ứng dụng các phần mềm cho vay tiên tiến để kiểm soát thị trường cho vay, đề cao tiêu chí hỗ trợ hơn lợi nhuận. Làm được và chỉ có làm tốt được điều này và căn cơ nhất, cơ bản nhất đẩy lùi nạn tín dụng đen trong xã hội.

Hà My

Ảnh: Đức Khanh

Xem thêm: 758764VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags: Tín dụng

“Ngành ngân hàng góp phần đẩy lùi "tín dụng đen", phát triển tín dụng khu vực nông thôn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools