Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp
Những thứ mà một khi đã nhúng môi vào thì "auto" tiếp nhận một thái độ không còn nhiều chân thật bên trong. Nhưng sau đại dịch, mọi điều đều đổi khác, ai rồi cũng nhắc chữ đoàn viên. Như một ước ao bỗng trở nên tha thiết hơn bao giờ khác, mong cho mình đã đành, cả nước còn mong mỏi cho nhau.
Những ngày nhìn bà con chạy hàng dài xe gắn máy trên đường quốc lộ vạn dặm xa, dù là người tiếp tế dọc đường hay người phải ngồi nhà bòn mót từng chút để nhắn tin ủng hộ..., tất cả đều thực lòng mong mỏi cho đồng bào về đến nơi an toàn và đoàn viên cùng gia đình của họ.
Cái mong mỏi ấy lớn đến nỗi biến thành những làn sóng hoạt động xã hội. Ngay khi phải cách ly, dù ở vùng xanh, vùng đỏ hay vùng vàng thì tâm lý của mọi người vẫn cứ hướng tới nhau rất tự nhiên và tha thiết.
Đến giờ khi mọi chuyện có vẻ đã dần vơi, câu chuyện chung sống đã thành nếp, thì sự mong mỏi đoàn viên vẫn đó. Người ta không chỉ ước ao gặp lại người thân, bè bạn, gia đình. Đoàn viên đã là ước ao của mọi điều trước đây cực kỳ đơn giản.
Đoàn viên với cộng đồng của mình, với lớp học, với mái trường, với hàng cây và con đường chạy bộ, với nhà máy, phân xưởng, với ruộng vườn, nương rẫy...
Đoàn viên với những người xưa lạ nay cứ nhớ đến không thôi: những người bán quán nhớ khách hàng, những người ở nhà nhớ các chị hàng quà đi rong trên phố...
Chuyện chẳng nhẹ nhàng hay lãng mạn ở mọi nơi, với mọi người. Vì cũng mới đây thôi, một người em quen vừa trên Facebook nhắn cho tôi đôi dòng tâm sự, tôi mới thấm thía: để đổi lấy sự đoàn viên này có những người phải hy sinh rất nhiều, rất nhiều những đoàn viên khác.
Ừ, em ấy làm ngành y, ở những năm tháng phải rời gia đình nhỏ của mình để đổi lấy sự đoàn viên cho những gia đình nhỏ khác. Rồi bây giờ thì sắp phải quyết định bảo vệ sự đoàn viên cho gia đình có những thiên thần nhỏ mới bắt đầu lớn lên ra sao?
Sau 4 tháng bị trầm cảm và tác động quá nặng từ đại dịch mà chính tôi không hề hay biết, tôi đâm sợ hãi phải đọc hoặc phải ngồi nghe các câu chuyện vốn đã đầy cả điện thoại lẫn máy tính hay tai - mắt - não - tim tôi rồi.
Nên khi báo Tuổi Trẻ nhắn hãy viết gì đó để vừa ghi nhớ lại, vừa động viên nhau trong mong ước đoàn viên, tôi lại ngần ngừ... Nhưng rồi vẫn chọn sẽ bắt đầu dõi theo.
Bởi khi click vào link dòng sự kiện "Đoàn viên sau đại dịch" trên Tuổi Trẻ Online, tôi đã đoàn viên được với rất nhiều đồng bào tôi, theo từng ngày như thể cùng nhau ghi chung nhật ký. Có thể chúng ta đã mất mát rất nhiều, nhưng cũng có thể chúng ta sẽ có được thêm nhiều...
"Như tia nắng, chúng mình không sống mãi/Như câu thơ, chắc gì ai đọc lại/Ai biết ngày mai sẽ có những gì/Người đổi thay, năm tháng cũng qua đi/Giữa thế giới mong manh và biến đổi/Anh yêu em và anh tồn tại".
Câu cuối trong đoạn trích bên trên, thực ra có thể Lưu Quang Vũ cũng cho phép tôi thôi, được nghĩ rộng nhất về chữ yêu.
Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
TTO - Tôi nhắn tin hỏi chị "Tết nay thế nào, chị có về quê không?". Tin nhắn từ sáng nhưng đến chiều tối mới được chị "reply": "Có chứ em, chị đưa anh về với má".
Xem thêm: mth.47315849080211202-gnud-iagn-iot-uhc-neiv-naod-peid-gnaoh-neyugn-neid-oad/nv.ertiout