vĐồng tin tức tài chính 365

Chính sách nới lỏng tiền tệ có thể khiến lạm phát gia tăng

2021-12-09 17:06

MASVN dự báo GDP Việt Nam đạt tăng trưởng 4% trong quý IV và 2,3% trong năm 2021, trong kịch bản nền kinh tế dần tăng tốc vào giữa tháng 10, nhờ vào đầu tư công và dòng vốn FDI là động lực tăng trưởng chính và được đẩy mạnh khi nền kinh tế mở cửa trở lại.

Kinh tế vĩ mô - Chính sách nới lỏng tiền tệ có thể khiến lạm phát gia tăng

MASVN dự phóng GDP Việt Nam đạt tăng trưởng 4% trong quý IV.

Theo ước tính của MASVN, trong năm 2022, khi tỷ lệ tiêm vắc xin kỳ vọng đạt mức trên 70%, cùng với kinh nghiệm "sống chung với Covid" của các tháng trước đó, GDP năm 2022 của Việt Nam có thể dao động trong khoảng 5,7-6,2% trong trường hợp Việt Nam mở cửa kinh tế thành công.

Các động lực tăng trưởng chính gồm: Dòng vốn FDI kỳ vọng tăng trưởng trở lại khi dịch được kiểm soát, khi Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của làn sóng FDI toàn cầu; Đầu tư công được đẩy mạnh; Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng khi sản xuất trong nước quay trở lại hoạt động và nhu cầu bên ngoài hồi phục. 

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ kinh tế, duy trì mặt bằng cho vay thấp, ổn định vĩ mô, và việc thúc đẩy chuyển đổi số chính phủ và doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sự hồi phục của nền kinh tế.

Phòng phân tích của MASVN cũng đưa ra ba rủi ro chính cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022. Cụ thể, số ca nhiễm có thể tăng khi Việt Nam mở cửa kinh tế trở lại và sự phát triển các biến chủng mới trên phạm vi toàn cầu; việc triển khai vắc-xin của Việt Nam chậm hơn kỳ vọng; lĩnh vực dịch vụ du lịch, hàng không hồi phục chậm sẽ kéo đà tăng trưởng của tiêu dùng.

Kinh tế vĩ mô - Chính sách nới lỏng tiền tệ có thể khiến lạm phát gia tăng (Hình 2).

MASVN cho rằng GDP năm 2022 của Việt Nam có thể dao động trong khoảng 5,7-6,2% trong trường hợp Việt Nam mở cửa kinh tế thành công.

MASVN dự phóng mức lạm phát trong năm 2021 đạt trong khoảng 2%−2,2%, nhờ vào các yếu tố: Nhu cầu chi tiêu tăng vào các dịp lễ và trong bối cảnh dần nới lỏng giãn cách xã hội sẽ góp phần gia tăng chỉ số giá trong tháng 12; Chính sách đảm bảo cân đối cung cầu và ổn định thị trường giúp bù đắp rủi ro lạm phát do giá hàng hóa cơ bản phục hồi; Nhu cầu về văn hóa, giải trí, du lịch giảm phần nào giúp kiềm chế lạm phát.

Còn trong năm 2022, lạm phát được kỳ vọng vẫn được kiểm soát ổn định dưới mức 4%, lạm phát bình quân 3,8%.

Kinh tế vĩ mô - Chính sách nới lỏng tiền tệ có thể khiến lạm phát gia tăng (Hình 3).

Cập nhật dự báo các chỉ số kinh tế năm 2021 và 2022.

Tuy vậy, theo MASVN, rủi ro lạm phát có thể gia tăng do một số yếu tố như tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ, các gói hỗ trợ lớn trong bối cảnh dịch Covid-19 và giá hàng hóa gia tăng.

Ngoài ra, trong năm 2022, các nhà máy, các doanh nghiệp kỳ vọng quay trở lại hoạt động toàn công suất và đẩy mạnh sản xuất, khi nhu cả nhu cầu nội địa và các thị trường xuất khẩu của Việt Nam gia tăng trở lại.

Song, rủi ro chính của sản xuất công nghiệp trong năm 2022 là khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên vật liệu và thiếu hụt nguồn lao động nếu dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.

Xem thêm: lmth.644635a-gnat-aig-tahp-mal-neihk-eht-oc-et-neit-gnol-ion-hcas-hnihc/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chính sách nới lỏng tiền tệ có thể khiến lạm phát gia tăng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools