Sau khi chính thức đổi tên và hướng tới tầm nhìn "vũ trụ ảo", tập đoàn Facebook (nay là Meta) đang tiếp tục công cuộc giành thị phần tại các thị trường mới nổi.
Đặt tại Gurugram, một trong những trung tâm hàng đầu của ngành công nghệ Ấn Độ, trụ sở mới được xem là không gian văn phòng lớn nhất của Meta từ trước đến nay. Đại diện hãng khẳng định, đây là lời cam kết của Meta nhằm thúc đẩy thị trường công nghệ tại quốc gia tỷ dân.
"Việc lựa chọn đặt văn phòng tại đây không phải là điều ngẫu nhiên. Trong những năm qua chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều nhằm hỗ trợ cho người dùng, doanh nghiệp và nhà sáng tạo nội dung tại Ấn Độ và văn phòng này nhằm tiếp tục thúc đẩy các cam kết đó", ông Ajit Mohan, Phó Chủ tịch Meta tại Ấn Độ, nhấn mạnh.
Sau khi chính thức đổi tên và hướng tới tầm nhìn "vũ trụ ảo", tập đoàn Facebook (nay là Meta) đang tiếp tục công cuộc giành thị phần tại các thị trường mới nổi. (Ảnh minh họa - Ảnh: C-FINE)
Đây không phải bước đi đầu tiên của Meta nhằm tấn công vào thị trường giàu tiềm năng của Ấn Độ nói riêng và khu vực Nam Á nói chung. Năm 2020, CEO Mark Zuckerberg cũng đã đích thân công bố kế hoạch đầu tư gần 6 tỷ USD vào Jio - nền tảng công nghệ do tỷ phú giàu nhất châu Á Mukesh Ambani điều hành.
"Với khoản đầu tư này, chúng tôi sẽ là cổ đông thiểu số lớn nhất trong Jio và quan trọng hơn, chúng tôi sẽ hợp tác trong các dự án lớn nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, mang lại cơ hội tiếp cận công nghệ cho hàng triệu người dân Ấn Độ - cộng đồng đông đảo nhất trên các nền tảng Facebook và Whatsapp", Giám đốc điều hành Meta Mark Zuckerberg nhận định.
Với những lợi thế như thị trường lớn với dân số trẻ, được chính phủ "trải thảm đỏ", cũng như nguồn nhân lực công nghệ chất lượng, Ấn Độ đang trở thành một mảnh đất màu mỡ của các ông lớn công nghệ. Trước đó, quốc gia này đã nhận cam kết đầu tư 1 tỷ USD từ Amazon và tới 10 tỷ USD từ Google.
Với các khoản đầu tư hiện nay, Meta cũng kỳ vọng có thể lôi kéo 10 triệu doanh nghiệp nhỏ và khoảng 250.000 nhà sáng tạo nội dung từ Ấn Độ trên các nền tảng của mình trong tương lai.
VTV.vn - Chiến lược thay đổi tên thương hiệu của một công ty đôi khi mang lại hiệu quả không ngờ tới, nhưng đôi khi lại không thực sự thành công như kỳ vọng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.2255026190211202-od-na-iat-neit-uad-a-uahc-gnohp-nav-hnaht-hnahk-atem/et-hnik/nv.vtv