Trước tình trạng F0 gia tăng nhưng số lượng thuốc có hạn, TP chủ trương ưu tiên cấp phát cho đối tượng thuộc nhóm nguy cơ - Ảnh: CẨM NƯƠNG
Theo đại diện Sở Y tế, đơn vị này vừa chuyển 12.000 liều Molnupiravir từ các bệnh viện, cơ sở y tế được cấp phát nhưng chưa sử dụng trong thời gian qua đến các đơn vị y tế cần dùng. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng vừa cấp thêm 25.000 liều Molnupiravir để triển khai trên toàn địa bàn TP.
Ngoài thuốc kháng virus, TP.HCM còn được cung ứng 2.300 liều thuốc Favipiavir, 2.200 liều Xuyên tâm liên và trên 30.000 liều thực phẩm chức năng, hỗ trợ trong công tác điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
"Không thể chủ quan rằng thuốc đang được cung ứng dồi dào mà lạm dụng, phải quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc cung cấp thuốc đúng đối tượng, dự phòng cho chiều hướng gia tăng các ca F0 trong thời gian gần đây", bà Mai lưu ý.
Trước tình trạng số ca nhiễm COVID-19 gia tăng nhưng số lượng gói thuốc C có giới hạn, Sở Y tế cho biết nếu cấp phát hết cho những bệnh nhân vừa test nhanh xác định dương tính thì sẽ không đáp ứng đủ.
Từ đó, sau khi tham mưu với Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP, Sở Y tế quyết định ưu tiên cung cấp gói thuốc C cho nhóm nguy cơ theo chiến dịch "Bảo vệ nhóm nguy cơ" mà TP đã phát động trước đó.
Về việc thuốc kháng virus được rao bán trên mạng xã hội thời gian qua, bà Mai khẳng định chưa phát hiện vi phạm sau khi kiểm tra.
"Cho đến thời điểm này, sau khi thực hiện công tác kiểm tra đối với nhân viên của ngành y tế, đặc biệt là nhân viên y tế làm tại các trạm y tế lưu động, chưa phát hiện trường hợp liên quan đến việc rao bán thuốc điều trị COVID-19", bà Mai nhấn mạnh.
Theo bà Mai, Bộ Y tế đã khẳng định đối với thuốc trong gói C là những loại chưa được cấp phép, việc lưu hành, trao đổi, buôn bán là trái phép, người mua và người bán đều vi phạm pháp luật.
Hiện Sở Y tế đang tiếp tục phối hợp với Công an TP điều tra, xác minh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm buôn bán các loại thuốc chưa cấp phép. Đồng thời, với các loại thuốc mạo danh chữa trị COVID-19 không rõ nguồn gốc đang được rao bán, Sở Y tế vẫn đang trong quá trình điều tra.
Chánh văn phòng Sở cho biết toàn TP hiện nay có 382 trạm y tế lưu động, việc điều chuyển nhân lực thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Để công tác chống dịch được tốt nhất, cần thiết phải huy động lực lượng y tế tư nhân, hiện nay tại một số địa phương đã có phòng khám đa khoa đăng ký thành trạm y tế lưu động. Sở cũng đã có tờ trình với lãnh đạo TP về đề án huy động bao gồm phòng khám, nhà thuốc... góp sức, giữ vững thành trì chống dịch.
TTO - TP.HCM hiện có hơn 6.500 nhà thuốc tư nhân phân bố khắp 22 quận, huyện và TP Thủ Đức. Các nhà thuốc thường ở các khu vực đông dân cư như gần chợ, khu công nghiệp nên việc huy động nhà thuốc tham gia phòng, chống dịch COVID-19 rất cần thiết.
Xem thêm: mth.19982447190211202-oc-yugn-mohn-ohc-pac-neit-uu-mch-pt-nah-oc-c-couht-iog/nv.ertiout