vĐồng tin tức tài chính 365

Hội Nhà văn TP.HCM vinh danh nhà văn Lê Văn Nghĩa với giải thưởng Cống hiến

2021-12-10 14:43
Hội Nhà văn TP.HCM vinh danh nhà văn Lê Văn Nghĩa với giải thưởng Cống hiến - Ảnh 1.

Nhà văn Lê Văn Nghĩa được vinh danh với giải Cống hiến của Hội Nhà văn TP.HCM - Ảnh: BTC

Đây là kết quả của phiên họp cuối cùng vào ngày 9-12, theo đó, giải thưởng của Hội Nhà văn TP.HCM năm nay có thêm hai hạng mục mới là giải Cống hiến và Văn học thiếu nhi.

Giải Cống hiến được dành cho các nhà văn, nhà thơ có những đóng góp cho nền văn học vừa bằng tác phẩm có chất lượng được công chúng đón nhận, vừa bằng nhân thân với những nỗ lực trong hoạt động đóng góp cho cuộc sống.

Bên cạnh Lê Văn Nghĩa với 3 tác phẩm xuất bản trong năm (Mùa tiểu học cuối cùng, Nhà xuất bản Kim Đồng; Sài Gòn những mảnh ghép rời ký ức, Nhà xuất bản Trẻ, và Văn Học Sài Gòn 1954-1975 - Những chuyện bên lề, Nhà xuất bản Tổng Hợp TP.HCM), giải Cống hiến còn vinh danh nhà thơ Đoàn Vị Thượng (với tập Thơ Đoàn Vị Thượng, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn). 

Theo nhà văn Bích Ngân - chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, giải Cống hiến năm nay được khởi phát từ sự ra đi của hai nhà văn, nhà thơ ngay trong năm 2021 với quá nhiều biến cố này. Và cả 2 tác giả đều có sách ra trong năm nay - một "điểm cộng" để hội đồng xét giải.

Giải văn học thiếu nhi 2021 trao cho tác phẩm Cà Nóng chu du Trường Sa, truyện dài của Bùi Tiểu Quyên, Nhà xuất bản Kim Đồng. 

Hạng mục giải Văn học thiếu nhi được lập ra để khích lệ sáng tác với những cây bút viết cho thiếu nhi, văn học thiếu nhi cần có 1 sân chơi riêng như rất nhiều ý kiến, đề xuất trước đó. 

Từ năm nay sẽ có giải thưởng dành riêng cho văn học thiếu nhi trong cơ cấu giải thưởng của Hội Nhà văn TP.HCM.

Hội Nhà văn TP.HCM vinh danh nhà văn Lê Văn Nghĩa với giải thưởng Cống hiến - Ảnh 2.

Cà Nóng chu du Trường Sa - tác phẩm đoạt giải Văn học thiếu nhi - Ảnh: BTC

Hạng mục quan trọng nhất được mọi người chờ đợi là giải Văn học, năm nay trao cho tiểu thuyết Nghiệp chướng (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn) của Lưu Vĩ Lân. Cuốn sách nằm trong bộ ba tiểu thuyết Mật đạo, Ngẫu tượng và Nghiệp chướng, góp một góc nhìn riêng về ba giai đoạn của lịch sử Việt đương đại.

"Đây là hạng mục giải nhận được đồng thuận nhiều nhất từ hội đồng xét giải. Lưu Vĩ Lân vốn là nhà báo, nhưng trong Nghiệp chướng, anh đã vượt qua được ngôn ngữ báo chí, và để lại dấu ấn về trải nghiệm, chiêm nghiệm, nên tác phẩm đậm chất văn chương" - nhà văn Bích Ngân nhận xét.

Với tiểu thuyết này, nhà văn Trầm Hương - phó chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM - cũng bày tỏ sự tâm đắc: "Tác giả khai phá một chủ đề độc đáo mà dường như chưa cây bút nào đào sâu trước đó: công cuộc làm ăn của các nhà tư sản dân tộc trước biến thiên của lịch sử. 

Nghiệp chướng góp một tiếng nói thuyết phục vào tiến trình hòa hợp, hòa giải dân tộc; giải ảo những giá trị mà nhiều người còn mơ hồ; giải mã những bí ẩn lịch sử Sài Gòn những năm đầu giải phóng, với bước chuyển mình đầy đớn đau của những tầng lớp tư sản, trí thức, cả thành phần được xem là tệ nạn xã hội trong nỗ lực tìm kiếm hạnh phúc, khẳng định giá trị con người".

Hội Nhà văn TP.HCM vinh danh nhà văn Lê Văn Nghĩa với giải thưởng Cống hiến - Ảnh 3.

Tiểu thuyết Nghiệp chướng của Lưu Vĩ Lân đoạt giải thưởng Văn học năm 2021 - Ảnh: BTC

Hạng mục giải thưởng Nhà văn trẻ năm nay trao cho tập thơ Ở đậu trong nhau (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn) của tác giả Khét (Trần Đức Tín).

Ngoài ra, hạng mục Tặng thưởng được trao cho: Sóng đồng và cây núi (tập tiểu luận và phê bình của Lê Quang Trang, Nhà xuất bản Văn Hóa - Văn Nghệ); Chiều bình yên (tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Mộc, Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân); Sự đành hanh của số phận (tập truyện ngắn của Hoàng Phương Nhâm, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn); Hai phía một đời sông (tập thơ của Nguyễn Vĩnh Bảo, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn).

Như thường lệ, dịp này Hội Nhà văn TP.HCM cũng xét kết nạp hội viên mới. Năm nay hội viên mới được kết nạp ở 3 lĩnh vực:

- Thơ: Triệu Kim Loan, Vũ Hồng Lam, Khét (Trần Đức Tín), Nga Vũ, Ngã Du Tử (Phạm Ngọc Dũ), Hoa Cúc Vàng Anh (Đoàn Kim Ánh)

- Văn xuôi: Nguyễn Tặng, Lưu Đình Triều, Nguyễn Duy Toàn, Yudin (Nguyễn Thị Bích Trâm), Nguyễn Thu Hà, Tịnh Bảo, Phạm Xuân Trường, Trường An.

- Văn học dịch: Hiền Nguyễn (Nguyễn Thị Hiền), Nguyễn Lệ Chi.

Lê Văn Nghĩa trong cõi nhớ Sài GònLê Văn Nghĩa trong cõi nhớ Sài Gòn

TTO - 40 năm đã trôi qua, tôi vẫn còn nhớ hình ảnh Lê Văn Nghĩa trong lần đầu tiên gặp anh tại buổi sinh hoạt văn nghệ vào một tối mùa hè năm 1981, tổ chức ở ngôi nhà 62 Trần Quốc Thảo, quận 3...

    Xem thêm: mth.29594652101211202-neih-gnoc-gnouht-iaig-iov-aihgn-nav-el-nav-ahn-hnad-hniv-mch-pt-nav-ahn-ioh/nv.ertiout

    Comments:0 | Tags:No Tag

    “Hội Nhà văn TP.HCM vinh danh nhà văn Lê Văn Nghĩa với giải thưởng Cống hiến”0 Comments

    Submit A Comment

    Name:

    Email:

    Blog :

    Verification Code:

    Announce

    Tools