Theo ghi nhận của đơn vị này, BĐS văn phòng tại các thành phố lớn như London, New York, Tokyo hay Sydney tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và nhu cầu sẽ tăng lên đáng kể trong năm tới. Văn phòng tại các khu trung tâm sẽ là ưu tiên của các nhà đầu tư quốc tế với khoảng 60% trong số họ tuyên bố rõ ưu tiên đầu tư với loại hình tài sản này. Trong khi đó, BĐS công nghiệp và logistic sẽ là danh mục được "khao khát" nhất.
Sức hấp dẫn của phân khúc văn phòng không chỉ đến từ việc giới đầu tư nhận thấy rằng nhu cầu vẫn rất cao, nhất là ở các thành phố với cơ sở hạ tầng phát triển, mà còn đến từ khả năng ít phải tốn thêm nhiều chi phí khác khi sở hữu BĐS văn phòng. Việc chi phí xây dựng gia tăng, với khoảng hơn 80% nhà đầu tư thừa nhận rằng đây là vấn đề gây "đau đầu", sẽ hạn chế việc xây mới, cải tạo, bảo dưỡng và tình trạng này sẽ khiến cho nhu cầu về BĐS văn phòng gia tăng.
Năm 2022 sẽ là một năm đầy hứa hẹn cho hoạt động đầu tư BĐS tại châu Á – Thái Bình Dương Khắp nơi tại châu Á, các nhà đầu tư đã và đang chuẩn bị để hiện thực hóa nhiều kế hoạch tham vọng của họ vốn đã bị đình hoãn bởi đại dịch Covid-19. Vốn đầu tư quốc tế nhiều khả năng đang quay trở lại khi mà du lịch và nhiều hoạt động kinh tế khác dần hồi phục.
Trong khi đó, BĐS công nghiệp và logistics tại châu Á sẽ được "săn đón" nhiều nhất khi mà hơn 20% nhà đầu tư dự báo sẽ có thể thu về 10-20% lợi nhuận trong năm 2022 do niềm tin vào sự chuyển đổi mạnh mẽ trên quy mô lớn của kinh tế khu vực.
Các loại tàu sản xây với mục đích cho thuê (built-to-rent - BTR) cũng sẽ được giới đầu tư tìm kiếm nhiều hơn, bao gồm cả các dự án đã hoàn thiện hoặc dự án cần phải phát triển thêm. Tại Nhật Bản, đây là phân khúc đã định hình "rõ nét" trên thị trường và thu hút được nhiều vốn đầu tư, trong khi tại Australia thì đây là phân khúc đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ với nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.
Theo đơn vị này, nhà đầu tư hướng đến BĐS bán lẻ sẽ tìm kiếm lợi nhuận về dài hạn. Nhiều nhà đầu tư tin vào tính đa dụng và khả năng tăng giá theo thời gian của BĐS bán lẻ. Khoảng 1/3 những nhà đầu tư muốn rót tiền vào mảng bán lẻ hướng đến các mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trong dài hạn. Ngoài ra, phân khúc khách sạn cũng là mục tiêu đầu tư lâu dài của nhiều người và khoảng 38% nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội ở mảng này. Nhìn chung thì cả hai phân khúc bán lẻ và khách sạn đều có chứa đựng nhiều cơ hội ở những thành phố với sức tiêu thụ nội địa tốt, chẳng hạn như tại một số đô thị của Nhật Bản, Australia hay Hàn Quốc.
Khả năng là BĐS thuộc các phân khúc trung tâm dữ liệu, khoa học về đời sống và sức khỏe cũng sẽ nhận được những nguồn đầu tư lớn trong năm tới, trong khi phân khúc nhà ở cho sinh viên thuê lại cũng có thể hồi phục do Australia – thị trường quan trọng của phân khúc này – mở cửa trở lại cho người nước ngoài.
Theo Hạ Vy
Trí thức trẻ
Xem thêm: nhc.80625237101211202-nas-gnod-tab-ut-uad-gnod-taoh-yad-cuht-nauq-cal-yl-mat/nv.zibefac