Người dân Mỹ đi mua sắm ở một trung tâm thương mại thuộc bang Pennsylvania ngày 26-11 - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10-12 cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 11-2021 tăng lên tới 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ năm 1982.
Lạm phát tăng mạnh trên 5% liên tục trong nửa năm qua. CPI trong tháng 11 cao hơn 0,8% so với tháng 10 vốn đã tăng 0,9% so với tháng trước đó.
Mức lạm phát phản ánh giá cả một loạt mặt hàng tăng mạnh khi kinh tế Mỹ đang dần phục hồi sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Trong tháng trước, giá thực phẩm tại Mỹ đã tăng 4,9%, giá xăng tăng 6,1% trong khi giá xe hơi tăng hơn 11%.
Giá hàng hóa tăng một phần do các nhà bán lẻ, các kho hàng, nhà cung cấp và các công ty vận chuyển chạy đua nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao trong mùa cao điểm mua sắm cuối năm.
Trong lĩnh vực nhà hàng, chi phí lao động cao hơn cũng làm tăng giá hóa đơn của thực khách, theo các nhà kinh tế.
"Lạm phát sẽ tiếp tục tăng nóng và kéo dài trong quý đầu tiên (của năm 2022)", nhà kinh tế Mỹ Kathy Bostjancic nhận định.
Lạm phát tăng không chỉ gây áp lực lên người tiêu dùng Mỹ, nhất là trong đợt mua sắm cuối năm, mà còn buộc Cục Dự trữ liên bang (FED) phải tăng tốc hành động nhằm ngăn hàng hóa leo thang sẽ khiến tiền lương tăng mạnh và đẩy lạm phát tiếp tục tăng lên.
Điều này cũng đe dọa nỗ lực của chính quyền ông Biden trong việc đẩy nhanh phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, phát biểu sau khi CPI được công bố, tổng thống Mỹ cho rằng mức lạm phát không phản ánh thực tế của nền kinh tế Mỹ.
"Nó không phản ánh mức giá dự kiến sẽ giảm sau vài tuần, vài tháng tới", báo Guardian dẫn lời ông Biden nói.
Tổng thống Mỹ cho biết kinh tế nước này đang tăng trưởng mạnh hơn bất kỳ quốc gia nào khác và người dân Mỹ vẫn có nhiều tiền trong túi hơn so với một năm trước đây ngay cả khi đã tính đến việc giá tăng.
Phía Nhà Trắng đến nay vẫn cho rằng lạm phát chỉ mang tính chất "chuyển tiếp" khi giá cả tăng tạm thời trong giai đoạn hậu COVID-19.
TTO - Người tiêu dùng ở Đức đang đối mặt với tình trạng tăng giá hàng hóa trên diện rộng do ngày càng nhiều công ty ở Đức bị tăng chi phí sản xuất do nguồn cung thiếu hụt và giá năng lượng tăng đột biến.
Xem thêm: mth.13771730111211202-man-04-nag-gnort-tahn-oac-gnat-ym-tahp-mal/nv.ertiout