vĐồng tin tức tài chính 365

Nuôi nguồn năng lượng tích cực ra sao?

2021-12-11 11:10
Nuôi nguồn năng lượng tích cực ra sao? - Ảnh 1.

Nhân viên văn phòng luôn khích lệ nhau nỗ lực hết mình cho công việc nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn sau dịch COVID-19 - Ảnh: TỰ TRUNG

Nhiều nhân viên làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp bị gián đoạn hoặc phải làm việc trực tuyến có tình trạng lo lắng, căng thẳng ngày càng kéo dài.

Ở nhà buồn, ra đường thấy lo

Câu chuyện của V.T. (TP.HCM) là một ví dụ. Dịch COVID-19 vẫn còn, công ty lựa chọn người có mặt ở cơ quan. V.T. làm việc từ xa, hầu hết các cuộc họp đều qua hình thức trực tuyến, các chỉ tiêu về công việc anh vẫn hoàn thành tốt nhưng anh luôn ở trạng thái "nước đến chân mới nhảy". 

Anh mất dần hứng thú trong công việc, luôn cảm thấy bất an, chán nản, không có nhu cầu giao tiếp với những người xung quanh bởi anh ở nhà quá lâu. Anh thường dành nhiều thời gian trốn trong phòng riêng để làm việc, "chờ cho qua ngày" hay "cố đáp ứng cho có".

Luôn mong chờ có thể trở lại văn phòng làm việc sớm để trao đổi trực tiếp và tập trung làm việc hơn, nhưng càng chờ thì càng cảm thấy mệt mỏi triền miên, anh đuối dần trong cảm xúc, suy nghĩ. Vẫn chưa thể tụ họp anh em để nuôi lại động cơ làm việc, anh tiếp tục ỳ tâm lý, nảy sinh cảm xúc tiêu cực và chán chính bản thân...

Không tự giam mình trong nhà hay không đến mức phải có những biểu hiện như chán nản, giảm hứng thú..., trường hợp của T.H. lại diễn tiến khác đi. Vốn là nhân viên ngân hàng thường phải tiếp xúc nhiều, khi không thuộc nhóm làm việc "3 tại chỗ" suốt hai tháng qua, T.H. quyết định về quê. 

Ở quê, quanh quẩn với việc "trồng rau, nuôi cá" như mọi người hằng mong ước, anh phụ giúp gia đình trồng trọt, chăn nuôi, quét dọn nhà cửa, nấu ăn... khiến thời gian đầu nghỉ dịch cũng ổn. 

Tuy nhiên, "kỳ nghỉ" này càng ngày càng kéo dài khiến anh bắt đầu cảm thấy khó chịu vì không được ra ngoài, buồn vì không được gặp gỡ nhiều người, bắt đầu lo lắng về tài chính do nghỉ không lương.

Chồn chân, dồn nén, có những buổi anh ngồi một mình nói với chính mình làm cho người thân lo lắng...

Những tổn thương tâm lý sau mùa dịch

Thực tế cho thấy những tổn thương tâm lý sau mùa dịch diễn tiến rất khác nhau ở từng cá nhân. Tuy nhiên có thể xét trên bình diện chung, các biểu hiện này đều có "phổ" giống nhau: cảm thấy mệt mỏi, chán nản; thiếu sức sống và mất động lực hoạt động; căng thẳng và dễ cáu giận; lo âu và mất ngủ... 

Hoặc đó có thể là cảm xúc âm tính khác xuất phát từ trong suy nghĩ dễ làm nhiều nhân viên giảm sức "chiến đấu" do hứng thú làm việc suy giảm... Thậm chí những biểu hiện ban đầu của kiệt sức nghề nghiệp giả cũng xuất hiện bởi nghĩ suy, hình ảnh về cuộc sống vô thường, bệnh dịch, sự tàn phá của nó, về những biểu tượng có vấn đề liên quan đến tư duy tiêu cực cứ bật dậy và làm chủ tâm trí cá nhân...

Lý giải cho vấn đề thì ngoài việc chứng kiến, trải qua những sự kiện liên quan đến: sự ra đi đột ngột của người thân, không có người đưa tiễn, trong một gia đình có nhiều người ra đi, vào điều trị COVID-19 trong các bệnh viện dã chiến, chứng kiến cảnh nhiều người nằm điều trị, chứng kiến sự ra đi của người bệnh cùng phòng, lo lắng về di chứng khó hồi phục hoàn toàn và những suy nghĩ lan tỏa khác làm cho nhiều cá nhân giảm dần năng lượng, sức khỏe tinh thần giảm sút, sức khỏe thể chất vơi đi về lõi năng lượng.

Nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng đó là sự "ám ảnh" bởi các cảm xúc trực tiếp và cả gián tiếp về sự mất mát, không may mắn dễ làm cho người ta đồng hóa với cảm xúc và tâm trạng của bản thân nên làm tụt dần cảm xúc, tâm trạng chán nản xuất hiện bởi sự nuôi dưỡng thụ động từ tâm trí.

Dịch bệnh kéo dài cũng làm cho cá nhân gia tăng những những thói quen hay hành vi sức khỏe tiêu cực như: lười vận động, sử dụng rượu, thuốc lá hay truy cập Internet với các tương tác tiêu cực...

Một bộ phận nhân viên là bố mẹ cũng có những xáo trộn trong cuộc sống bởi trường lớp đóng cửa, con ở nhà học nên phải có người trông và chăm sóc, lo mua sắm trang thiết bị để đảm bảo việc học online... cũng tạo ra những gánh nặng tinh thần nhất định.

Ngoài ra, khủng hoảng về tài chính như việc cắt giảm lương, chế độ bảo hiểm, thu nhập tăng thêm... do tổ chức, doanh nghiệp khó khăn, tạm ngưng hoạt động là nỗi lo đáng kể có thể kéo dài.

Có rất nhiều cách chúng ta có thể làm để chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình và để giúp đỡ những người khác. Không thể thiếu những hoạt động hỗ trợ tâm lý nhân viên bởi chỉ có tác động song hành về thể chất, tinh thần mới tạo ra năng lượng làm việc và phấn đấu cũng như duy trì cho tổ chức một ngọn lửa tích cực của sự quyết tâm.

Hỗ trợ tâm lý nhân viên ra sao?

Sức khỏe và an toàn của nhân viên nên cần được đặt lên hàng đầu trong giai đoạn mới, nhất là gầy dựng lại chế độ làm việc tại các cơ quan. Cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu về mặt cảm xúc là điều cần thiết để mỗi nhân viên nuôi dưỡng hứng thú và năng lượng làm việc.

Không chỉ là sự chăm sóc tinh thần hay thể chất để cân bằng, mà đó chính là cách để cải tiến hiệu quả làm việc lẫn năng suất của tổ chức. Hơn thế nữa, đó cũng là cách đầu tư lâu dài để tránh những nguy cơ không kiểm soát trong bầu không khí tái vận hành của tổ chức.

Từ góc độ tâm lý học và chăm sóc tinh thần người lao động, có thể xem xét một số vấn đề cơ bản sau:

1- Tổ chức làm việc linh hoạt.

2- Kết nối hiệu quả, thường xuyên.

3- Theo sát và ghi nhận sự sáng tạo, đổi mới.

4- Giải tỏa căng thẳng cho nhân viên và gia đình.

Các tổ chức cần đặc biệt hỗ trợ người lao động đang lo lắng, hoang mang và sợ hãi trước sự lây lan của COVID-19 dẫu đã tiêm vắc xin như thế nào đi nữa.

7 bước tạo ra năng lượng tích cực nơi công sở7 bước tạo ra năng lượng tích cực nơi công sở

TTO - Bạn đã bao giờ thấy chán nản, không muốn đến văn phòng? Bạn mệt mỏi vì cảm thấy mình 'mắc kẹt' trong đống giấy tờ và công việc?

Xem thêm: mth.54071659011211202-oas-ar-cuc-hcit-gnoul-gnan-nougn-ioun/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nuôi nguồn năng lượng tích cực ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools