vĐồng tin tức tài chính 365

Giám định nội dung vi phạm trên mạng và xử nghiêm người livestream bẩn

2021-12-13 06:05
Viện Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED Communication - RED) vừa tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Giám định nội dung trên mạng xã hội (MXH) trong xử lý hành chính, hình sự và tranh chấp dân sự”.

Bộ TT&TT sẽ giám định nội dung trên mạng xã hội

Diễn giả tọa đàm - ông Ngô Huy Toàn, Trưởng phòng thanh tra báo chí - xuất bản Thanh tra Bộ TT&TT, cho biết giám định nội dung trên MXH về cơ bản sẽ tuân theo các quy định của Luật Giám định tư pháp.

Thông thường, các vụ việc có dấu hiệu hình sự liên quan đến các nội dung vi phạm trên MXH sẽ được cơ quan công an gửi đến Bộ TT&TT và Sở TT&TT các tỉnh, thành đề nghị giám định. “Đa phần, bộ và các sở TT&TT nhận được các đề nghị giám định ở mức xử phạt vi phạm hành chính, còn hình sự ít hơn. Trong hành chính không gọi là giám định nhưng bản chất cũng là giám định” - ông Toàn thông tin. 

Giám định nội dung vi phạm trên mạng và xử nghiêm người livestream bẩn - ảnh 1
Một người sử dụng mạng xã hội. Ảnh minh họa. Ảnh: MAI LINH

Tại tọa đàm, một bạn đặt câu hỏi: “Thực tế hiện nay, về chức năng, nhiệm vụ giữa Bộ TT&TT và Bộ VH-TT&DL vẫn còn những vấn đề giao thoa nhất định. Ví dụ, đối với các clip quay cảnh nhạy cảm, hình ảnh khỏa thân của cá nhân bị tung lên MXH, nội dung có yếu tố văn hóa nhưng phương tiện đăng tải và phát tán thuộc lĩnh vực quản lý của ngành TT&TT. Vậy cơ quan nào sẽ đứng ra giám định để đảm bảo đúng quy định?”.

Trả lời vấn đề này, ông Toàn cho biết: Đối với các vụ việc đưa tin sai sự thật, phát tán nội dung nhạy cảm, vi phạm nghiêm trọng trên MXH mà bất kỳ người nào nhìn vào cũng thấy rõ ràng là sai thì việc xử phạt hành chính tương đối dễ dàng.

Tuy nhiên, với các hành vi còn gây tranh cãi do liên quan đến văn hóa, đặc điểm vùng miền, thuộc về quan điểm… thì Thanh tra Bộ TT&TT sẽ mời nhiều bên để tham vấn như Bộ VH-TT&DL, Bộ Công an… Từ đó, có thể giám định chính xác hành vi đó có vi phạm hay không, tránh việc xử phạt làm cho người dân bức xúc, không “tâm phục khẩu phục”.

Việc truyền tải, đăng thông tin trên MXH thuộc quản lý của ngành TT&TT nên hiện nay, Bộ TT&TT và Sở TT&TT các tỉnh, thành có chức năng giám định các nội dung trên MXH. Tuy nhiên, vẫn có vụ việc Bộ VH-TT&DL là cơ quan tổ chức giám định.

“Cuộc chiến chống tin giả căng thẳng chẳng kém cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Bởi chỉ một thông tin sai sự thật cũng có thể khiến tâm lý người dân hoang mang, kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường khác… ” - ông Toàn chia sẻ thêm.

Không ai được quyền livestream phỉ báng người khác

Tại tọa đàm, ông Lê Nghiêm, Phó Viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ TT&TT, đặt vấn đề khi chia sẻ, đăng tin sai sự thật có cần hậu quả, thiệt hại thực tế xảy ra mới bị xử lý hay không?

Đáp lại, ông Toàn cho rằng chỉ cần có hành vi vi phạm, không cần thiệt hại cũng đủ để xử lý.

Theo ông Nghiêm, các vụ việc vi phạm trên không gian mạng xảy ra ngày càng nhiều và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng dần. “Việc một số người có ảnh hưởng trên MXH tổ chức livestream nhằm phỉ báng, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm, quy chụp người khác một cách vô căn cứ, không có bằng chứng xảy ra thời gian gần đây là rất nghiêm trọng.

Không ai được phép làm điều đó cả. Đã đến lúc cơ quan chức năng cần vào cuộc một cách quyết liệt, xử lý triệt để hành vi sai trái trên MXH này nhằm ổn định trật tự, an toàn xã hội” - ông Nghiêm thẳng thắn.

Một bạn khác đặt câu hỏi: Hiện nay, nhiều người sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác rồi đăng lên các nền tảng MXH khi chưa được sự đồng ý của người đó. Phổ biến là lén lút quay cảnh các cặp đôi đi vào nhà nghỉ; quay cảnh những nữ nhân viên phục vụ làm ở các quán bar, nhà hàng, tiệm massage… rồi đăng lên TikTok, Facebook với những bình luận giễu cợt, câu view, câu like… Vậy trách nhiệm kiểm duyệt nội dung cũng như rà soát xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền đến đâu khi tình trạng này ngày càng xảy ra phổ biến?

Trả lời câu hỏi này, ông Nghiêm cho rằng các hành vi trên là rất đáng xấu hổ và phải lên án, đồng thời bị xử lý nghiêm. Cụ thể là bị xử phạt vi phạm hành chính 20-30 triệu đồng theo Điều 101 Nghị định 15/2020, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, ông Nghiêm thừa nhận các nhà mạng và các đơn vị liên quan được quyền chịu trách nhiệm không hoàn toàn, mang tính tương đối. Nghĩa là không thể nào ngăn chặn tuyệt đối các nội dung sai trái đó mà sẽ rà soát ở mức cao nhất có thể để loại bỏ và tiến hành xử lý theo quy định.

Hiện nay, Luật An ninh mạng, Nghị định 15/2020, Bộ Quy tắc ứng xử trên MXH và nhiều văn bản pháp luật khác đang điều chỉnh vấn đề trên. Các hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm cả về hành chính lẫn hình sự và bồi thường thiệt hại theo Bộ luật Dân sự.

Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân trên MXH

…Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.

- Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng, miền, giới tính, tôn giáo.

- Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội…

(Trích Điều 4 Bộ Quy tắc ứng xử trên MXH, ban hành kèm theo Quyết định 874 ngày 17-6-2021 của bộ trưởng Bộ TT&TT) 

Xem thêm: lmth.1423301-nab-maertsevil-iougn-meihgn-ux-av-gnam-nert-mahp-iv-gnud-ion-hnid-maig/taul-pahp/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giám định nội dung vi phạm trên mạng và xử nghiêm người livestream bẩn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools