Từ cơ cấu của những tỷ phú ở Trung Quốc trong những năm qua, chúng ta cũng có thể nhìn thấy rõ hiện thực này. Thời đại của ngành bất động sản đã kết thúc, thay vào đó là ngành công nghệ và Internet. Ngành này sẽ làm xuất hiện thế hệ người giàu mới trong nền kinh tế Trung Quốc. Điểm khác biệt lớn nhất so với thế hệ những người giàu trước đó là thế hệ mới sẽ có tầm nhìn và ảnh hưởng mang tính quốc tế hơn.
Mặc dù những cơn bão liên tục của ngành bất động sản khiến nhiều người lo lắng, nhưng vẫn chưa đến mức khủng hoảng. Trung Quốc đã sớm nhận ra cuộc khủng hoảng và tiến hành kiểm soát, người dân khá tin tưởng vào khả năng kiểm soát nền kinh tế của chính phủ.
Mặc dù vậy, cơn bão này mới chỉ bắt đầu, đối mặt với môi trường quốc tế eo hẹp, có lẽ không tránh khỏi việc một vài ông trùm bất động sản có thể bị quật ngã, đến lúc đó không biết sẽ có bao nhiêu ông trùm bất động sản muốn quay lại cuộc sống bình thường.
Ma Huateng là Chủ tịch Tencent Holdings – gã khổng lồ internet sở hữu ứng dụng tin nhắn được sử dụng rộng rãi nhất Trung Quốc với hơn 1 tỉ người dùng WeChat
Báo cáo của "Hurun Rich List" được công bố hơn một tháng trước cho thấy trong danh sách những tỷ phú hàng năm, rất nhiều ông chủ của những doanh nghiệp bất động sản đã biến mất. 60% trong số top 10 người giàu nhất ngành bất động sản cũng đã không còn một ai. Những ông trùm bất động sản hàng đầu trong năm nay là gia tộc Yang Huiyan của Country Garden và Li Zhaoji của Henderson Land Development Hong Kong, lần lượt xếp thứ 11 với 185 tỷ NDT và xếp thứ 15 với 170 tỷ NDT.
Hơn nữa, những người giàu ở Hồng Kông năm nay cũng giống như Ma Cao và Đài Loan, đều là lần đầu tiên được lọt vào danh sách "Hurun Rich List". Mặc dù gia tộc Li Jiacheng ở Hồng Kông nằm trong top 10, tuy nhiên hoạt động kinh doanh bất động sản của Cheung Kong tại Trung Quốc gần như đã đóng cửa nên không được tính vào ngành bất động sản.
"Hurun Rich List" do Rupert Hoogewerf, một người Anh sáng lập, là báo cáo đầu tiên xếp hạng các tỷ phú Trung Quốc. Đây là lần thứ 23 "Hurun Rich List" được phát hành kể từ khi ra đời vào năm 1999. Lần đầu tiên, danh sách này chỉ có 50 người, trong đó có 15 người là nhà kinh doanh bất động sản.
Việc công bố danh sách tỷ phú lần này cũng đặc biệt chỉ ra rằng, trong danh sách tỷ phú của 23 năm trở lại đây, đây là lần đầu tiên không có công ty bất động sản nào lọt vào top 10, thay vào đó là các doanh nhân trong ngành công nghệ và Internet, năng lượng mới và chế biến chế tạo. Zhong Sui Sui của công ty Nongfu Spring trở thành người giàu nhất Trung Quốc với 390 tỷ NDT.
Xét từ khía cạnh ngành nghề của những người giàu nhất trong danh sách, ngành bất động sản đã giảm ba năm liên tiếp: 14,8% vào năm 2019, 10,6% vào năm 2020 và năm 2021 tiếp tục giảm, xếp thứ ba với 9,4%. Nếu dựa trên số lượng, trong danh sách "Hurun Rich List", năm 2019 có khoảng 20 tỷ phú bất động sản, năm 2020 có 19 người và năm nay giảm xuống còn 15 người.
Hứa Gia Ấn của Tập đoàn Evergrande, người thu hút sự chú ý của thế giới gần đây, vào năm 2017 đã đứng đầu danh sách "Hurun Rich List", năm 2020 xếp vị trí thứ 5 và năm nay đã rớt xuống vị trí thứ 70, đứng đầu trong nhóm bị tụt hạng. Trước Hứa Gia Ấn, năm 2016, Vương Kiện Lâm của Wanda xếp đầu danh sách, năm nay đã tụt xuống vị trí thứ 41.
Vương Kiện Lâm, ông chủ tập đoàn Wanda Trung Quốc
Hầu hết các ông trùm bất động sản nổi tiếng khác có tên trong danh sách đều tụt hạng, khối tài sản của họ bị thu hẹp một cách nghiêm trọng, mức tồi tệ nhất lên tới 80%. So với năm ngoái, ông trùm bất động sản duy nhất tăng hạng là gia tộc Zhu Mengyi của Hopson Development. Hơn nữa đây cũng là nhà công ty bất động sản đầu tiên dự định tiếp quản một phần tài sản của Evergrande sau vụ khủng hoảng xảy ra, nhưng cuộc đàm phán cuối cùng đã thất bại.
So với việc các ông trùm bất động sản chiếm phần lớn trong danh sách "Hurun Rich List", thời đại của ngành bất động sản đã tung hoành hơn 20 năm qua đã là quá khứ. Còn so với các tỷ phú Hồng Kông lần đầu tiên lọt vào danh sách năm nay, Henderson Land Development, New World và Sun Hung Kai, trong "Tứ đại gia tộc" ở Hồng Kông, đều là những nhà bất động sản có tên tuổi, và gần như tất cả những người khác trong danh sách cũng là các nhà bất động sản. Điều này cho thấy khối tài sản chính của Hồng Kông tất cả đều nằm trong tay các tỷ phú của ngành bất động sản.
Sự tương phản lớn nhất đối với sự tuột dốc của các ông trùm bất động sản là tỷ lệ các tỷ phú ngành chế biến chế tạo trong danh sách "Hurun Rich List" đã tăng lên 27%, điều này dường như phù hợp với chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn này.
Trước đây, ngành bất động sản của Trung Quốc được mệnh danh là "mỏ neo của nền kinh tế", là đầu tàu thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất và tạo động lực phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi nền kinh tế bước vào quá trình chuyển đổi theo xu hướng phát triển ngành công nghiệp trong nước và quốc tế, thì thời đại phát triển rầm rộ của ngành bất động sản cũng đã qua đi.
Hình thức kinh doanh nợ nhiều, đòn bẩy lớn để có mức tăng trưởng cao sẽ vĩnh viễn không còn nữa. Ngành bất động sản còn cần phải trải qua thêm một giai đoạn đào thải nữa, sẽ có thêm nhiều ông trùm bất động sản bị loại ra khỏi danh sách, thậm chí có khả năng phá sản, từ chức và ngồi tù.
Vậy những người giàu nhất mới được cập nhật là của những công ty nào? Trong danh sách 10 người giàu nhất năm nay, có người sản xuất pin lithium, có người bán nước, chuyển phát nhanh, sản xuất ô tô và cũng có người sản xuất đồ điện. Tuy nhiên tỷ lệ cao nhất vẫn là về lĩnh vực Internet, trong top 10 đã có 4 người trong ngành này là Zhang Yiming, Ma Huateng, Ma Yunzu và Huang Zheng. Các công ty này đều đã có kinh nghiệm niêm yết cổ phiếu trên thị trường nước ngoài hoặc mở rộng thị trường quốc tế.
Trong tương lai, thương trường của họ sẽ không chỉ giới hạn ở Trung Quốc, mà sẽ cạnh tranh với các công ty hàng đầu thế giới để tranh ngôi vị người giàu nhất thế giới. Chẳng hạn như Zhang Yiming của Bytedance đã thành công mở rộng thị trường phiên bản TikTok quốc tế, đồng thời cũng tin rằng trong tương lai sẽ có nhiều doanh nhân Trung Quốc vươn mình ra thị trường quốc tế hơn nữa.