vĐồng tin tức tài chính 365

Bí thư Hà Nội: Thành bại chống dịch ở y tế cơ sở, chưa phong tỏa diện rộng

2021-12-15 17:05
Bí thư Hà Nội: Thành bại chống dịch ở y tế cơ sở, chưa phong tỏa diện rộng - Ảnh 1.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống COVID-19 ở quận Đống Đa - Ảnh: VIẾT THÀNH

Ông Dũng yêu cầu cấp ủy, chính quyền các địa phương phải quán xuyến toàn diện, bố trí đủ trạm y tế lưu động khi ca F0 tăng mạnh, không để dân gọi mà không thấy bác sĩ, cần điều trị mà không có thuốc.

Theo bí thư Thành ủy Hà Nội, ca COVID-19 mới phát sinh bình quân một tuần gần đây đã tăng lên hơn 750 ca/ngày so với khoảng 460 ca/ngày trong một tuần trước đó. Con số này được dự báo tiếp tục tăng.

Kết luận về công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống COVID-19, ông Dũng nói Thành ủy, UBND TP đã chỉ đạo tập trung tối đa cho tuyến cơ sở để phòng, chống dịch; đặt y tế cơ sở là trọng tâm để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

"Đây là hướng đi đúng và trúng, cần được các cấp, các ngành, trực tiếp là các quận, huyện, thị xã quán triệt sâu sắc, tập trung hành động", ông Dũng nói.

Ông Dũng yêu cầu từng quận, huyện, thị xã phải chỉ đạo đánh giá và xác định nhu cầu bố trí các trạm y tế lưu động theo số dân và từng cấp độ dịch. 

"Ví dụ như phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) với số dân lên tới 90.000 người mà chỉ có 1 trạm y tế phường thì có thể phải tính toán sẵn sàng bố trí thêm nhiều trạm y tế lưu động khi cần thiết.

Ngành Y tế phải có hướng dẫn về chuyên môn, nhất là trang thiết bị và con người cho các trạm y tế. Từng phường, xã, thị trấn phải có phương án cụ thể để chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân lực tương ứng với số lượng trạm y tế lưu động sẵn sàng triển khai khi số ca F0 tăng mạnh", ông Dũng nói.

Bí thư Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND TP chỉ đạo toàn diện việc tổ chức phương án bố trí trạm y tế lưu động, tăng cường năng lực y tế cơ sở đáp ứng các cấp độ dịch, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. 

Trước mắt, Ban Cán sự đảng UBND TP và Đảng đoàn HĐND TP phối hợp tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách mua sắm vật tư, máy xét nghiệm, thiết bị y tế… để tăng cường cho bệnh viện cấp huyện nâng cao năng lực xét nghiệm khắc phục việc trả mẫu chậm, quá tải; xây dựng cơ chế, chính sách trả thù lao cho lực lượng y, bác sĩ về hưu, sinh viên ngành y được huy động... 

"Cơ chế, chính sách phải đi trước một bước, là vấn đề mấu chốt phải triển khai làm ngay", ông Dũng yêu cầu.

Bí thư Thành ủy đề nghị toàn hệ thống chính trị từ TP xuống cơ sở và người dân thủ đô tiếp tục vào cuộc quyết tâm bảo vệ Hà Nội trước dịch bệnh, đặc biệt, không để vì chủ quan trong những dịp lễ lớn như Noel, Tết Dương lịch làm dịch lây lan rộng trên địa bàn. 

Các phường, xã, thị trấn tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ, nhóm COVID-19 cộng đồng, tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà.  

Về việc đưa học sinh trở lại trường học, bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị do tình hình dịch bệnh chuyển biến xấu, các địa phương chưa tổ chức đi học cho học sinh chưa được tiêm vắc xin. 

"Hiện tại, TP cũng chưa có phương án phong tỏa diện rộng, vì tình hình vẫn đang trong tầm kiểm soát, đặc biệt là khi mức độ tiêm phủ vắc xin phòng COVID-19 đủ 2 mũi đã khá cao. 

Các quận, huyện, thị xã sẽ thực hiện các biện pháp theo nghị quyết số 128 của Chính phủ bảo đảm linh hoạt theo diễn biến của dịch và từng địa bàn cụ thể", ông Dũng nói.

Tối 14-12: Hà Nội có 900 ca COVID-19, tổng số ca mắc vượt 20.000Tối 14-12: Hà Nội có 900 ca COVID-19, tổng số ca mắc vượt 20.000

TTO - Từ 18h ngày 13-12 đến 18h ngày 14-12, TP Hà Nội ghi nhận 900 ca COVID-19, tổng số ca mắc trong đợt dịch thứ tư vượt mốc 20.000 ca.

Xem thêm: mth.26790046151211202-gnor-neid-aot-gnohp-auhc-os-oc-et-y-o-hcid-gnohc-iab-hnaht-ion-ah-uht-ib/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bí thư Hà Nội: Thành bại chống dịch ở y tế cơ sở, chưa phong tỏa diện rộng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools