vĐồng tin tức tài chính 365

Dệt may dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp vẫn dè dặt nhận đơn

2021-12-17 13:32
Dệt may dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp vẫn dè dặt nhận đơn - Ảnh 1.

Ngành dệt may đang chịu thách thức lớn từ chi phí tăng và việc phục hồi lực lượng lao động - Ảnh chụp màn hình

Thông tin được nêu ra tại hội thảo trực tiếp kết hợp trực tuyến phát triển bền vững ngành dệt may trong bối cảnh COVID-19 và hội nghị tổng kết năm 2021 của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) tổ chức ngày 17-12.

Ông Trần Như Tùng, chủ tịch HĐQT, Công ty cổ phần Dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công, cho hay có nhiều thách thức lớn do tác động của dịch COVID-19. Những biện pháp phòng chống dịch đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn.

Nhà máy của Thành Công ở miền Tây quy định khi công nhân test nhanh phát hiện dương tính thì phải ở lại công ty, đến khi có test PCR khẳng định mới được đi cách ly tập trung. Như vậy mất từ 3-5 ngày phải ở lại công ty, nên để lo chăm sóc cho người lao động, doanh nghiệp phải xây dựng khu lưu trú tạm thời. "Trong bối cảnh số lượng F0 đang tăng dần lên, đây là vấn đề rất khó khăn" - ông Tùng nói.

Trong khi đó, chi phí logistics tăng rất cao. Trước đây mua nguyên phụ liệu nhập Trung Quốc mua theo giá CIF (giao hàng tại cảng) thì nay chuyển sang bán theo FOB (giao hàng miễn trách nhiệm của người bán). Với mức chi phí "tăng bằng lần", doanh nghiệp hoàn toàn phải chịu chi phí này, khiến giảm lợi nhuận.

"Đơn hàng ở Việt Nam không thiếu, nhưng không dám nhận đơn hàng vì không chủ động được lực lượng sản xuất, vì nếu không đảm bảo tiến độ có thể phải giao hàng bằng đường hàng không, chi phí rất lớn. Ví dụ nhà máy Vĩnh Long của chúng tôi làm cho Adidas nhưng không dám nhận nhiều. Doanh nghiệp không sợ thiếu đơn hàng mà chỉ sợ không đủ lực lượng lao động để sản xuất" - ông Tùng chia sẻ.

Vấn đề phục hồi lao động đang là trở ngại lớn cho sản xuất. Bà Đỗ Quỳnh Chi, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động, cho hay theo kết quả khảo sát ngành dệt may trong làn sóng COVID-19, để ứng phó với dịch bệnh, có 65% doanh nghiệp Việt Nam và 36% doanh nghiệp FDI đã phải dừng hoạt động và số còn lại chỉ hoạt động ở mức 30% công suất.

Đáng chú ý là sau một tháng, 66% người lao động không nhận được lương từ doanh nghiệp; 63,8% được thông báo về lương ngừng việc. Với những doanh nghiệp có trả lương và hỗ trợ người lao động trong giãn cách đã giúp phục hồi trên 80% người lao động trong vòng hơn một tháng; còn với doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không hỗ trợ thì tỉ lệ người lao động ngừng việc lên tới 25-50%.

Theo bà Chi, các quy định phòng, chống dịch không phải là trở ngại lớn nhất khiến các nhà mua hàng băn khoăn về việc đặt hàng, mà việc công ty có duy trì đối thoại với người lao động để duy trì lực lượng đảm bảo sản xuất hay không mới là vấn đề quan trọng.

Trong khi đó, khảo sát cũng cho thấy chiến lược của các nhà mua hàng chưa thay đổi, và Việt Nam vẫn là nước sản xuất quan trọng, trung tâm của các nhà mua hàng đến quý 2-2022. Tuy nhiên, do chi phí tăng, sức mua yếu nên các nhà mua hàng sẽ chỉ đặt đơn hàng nhỏ, yêu cầu thời gian giao hàng nhanh, phân tán ra nhiều nước, với giá không tăng.

Do đó, bà Chi khuyến nghị doanh nghiệp cần chú trọng đến đối thoại với người lao động, hỗ trợ khi khó khăn để nhanh chóng phục hồi lao động, tìm cách sống chung với dịch. Đồng thời, cần xem xét lại các cản trở hoạt động doanh nghiệp trong duy trì sản xuất, đẩy mạnh hỗ trợ người lao động, giải quyết những áp lực kinh tế cho các nhà máy và công nhân bị F0.

Lao động về quê gây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng dệt may, da giàyLao động về quê gây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng dệt may, da giày

TTO - Dù có trên 60% người lao động được khảo sát muốn về quê để phục hồi tâm lý, sức khỏe, song cũng có tới 96% trong số đó mong muốn được tiếp tục làm việc ở doanh nghiệp cũ sau khi quay trở lại.

Xem thêm: mth.17821022171211202-nod-nahn-tad-ed-nav-peihgn-hnaod-gnah-nod-oad-iod-yam-ted/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dệt may dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp vẫn dè dặt nhận đơn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools