vĐồng tin tức tài chính 365

Chi viện y bác sĩ sẽ không còn 'chuyển quân' ồ ạt

2021-12-18 09:59

Cần Thơ: sử dụng mọi nguồn lực tại chỗ

Bác sĩ Trần Quốc Luận - giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ - cho biết hiện tại bệnh viện đã rút nhân lực trước đó chi viện cho Bệnh viện dã chiến quận Bình Thủy về, cùng với lực lượng y bác sĩ quân y tăng cường của Bộ Quốc phòng về trực tiếp tham gia các êkip điều trị...

Sắp tới bệnh viện sẽ được tăng cường thêm lực lượng sinh viên y khoa năm cuối từ Trường đại học Y dược Cần Thơ. Những sinh viên này sau khi được tập huấn công tác chuyên môn, sẽ trực tiếp bổ sung cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 tầng 2, tầng 3.

Theo Sở Y tế Cần Thơ, ngoài việc xin chi viện từ Bộ Y tế, đơn vị đã tự vận động y bác sĩ từ các bệnh viện tư nhân, các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành sức khỏe trên địa bàn. Một số bệnh viện tư tại Cần Thơ cũng đã cử bác sĩ, điều dưỡng tăng cường cho bệnh viện điều trị COVID trên địa bàn.

Đặc biệt Trường đại học Y dược Cần Thơ và Cao đẳng Y tế Cần Thơ đã hỗ trợ nhiều cán bộ, sinh viên tham gia chống dịch.

T.LŨY

Sóc Trăng, Cà Mau: thiếu bác sĩ dữ lắm!

Ông Nguyễn Văn Dũng - giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau - cho biết đã huy động tổng nhân lực trong và ngoài ngành y tế tham gia phòng chống dịch gồm 2.480 người. Ngoài ra Cà Mau còn huy động thêm 12.000 nhân viên lấy mẫu xét nghiệm và các ngành khác cùng tham gia phòng chống dịch.

Mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt đã có công văn gửi Bộ Y tế đề nghị hỗ trợ khẩn cấp cho Cà Mau. "Để kịp thời khống chế được dịch bệnh, giảm số ca chuyển nặng và tử vong, Cà Mau mong Bộ Y tế sớm hỗ trợ khẩn cấp cho tỉnh" - ông Huỳnh Quốc Việt nói.

Tương tự, ông Trần Văn Dũng - phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng - cho biết đã huy động 100% lực lượng trong và ngoài ngành y tế túc trực 24/24 giờ để chăm sóc, điều trị các bệnh nhân COVID-19 nhưng vẫn không kham nổi. Hiện Sóc Trăng còn thiếu 30 bác sĩ và 70 điều dưỡng trong khu bệnh nhân nặng và 100 bác sĩ, 200 điều dưỡng điều trị F0 tại nhà.

Ông Dũng cho biết đã đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ nhưng có lẽ do bộ cũng còn "kẹt" nhân lực cho nhiều tỉnh nên chưa chi viện được. "Trước mắt tỉnh linh hoạt điều chuyển lực lượng từ địa bàn khác sang hỗ trợ những vùng dịch căng thẳng, giảm quá tải" - ông nói.

K.TÂM

Bình Phước: quá khả năng mới xin chi viện

Lãnh đạo Sở Y tế Bình Phước cho hay các cơ sở thu dung, điều trị ở tỉnh hiện đã bắt đầu có dấu hiệu quá tải. Hiện Bình Phước chuẩn bị có kế hoạch xin Bộ Y tế hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị y tế cho địa phương.

"Với việc số ca bệnh tăng nhanh đã gây áp lực không nhỏ đến lực lượng y tế địa phương. Do đó chúng tôi vừa phải động viên, có cơ chế phù hợp, vừa phải huy động nguồn lực bên ngoài để hỗ trợ. Trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh sẽ tính đến phương án xin chi viện" - lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước chia sẻ.

BÌNH AN

Đồng Nai: y bác sĩ quá tải

Ông Phan Huy Anh Vũ - giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - cho hay đội ngũ y bác sĩ đã kiệt sức, quá tải trong công việc.

"Bây giờ số lượng bệnh nhân nặng nhiều khiến anh em quá tải, khó có thể chăm sóc chu đáo từng bệnh nhân được" - ông Vũ bộc bạch và cho biết thêm hiện Đồng Nai cũng cần chi viện nhưng rất khó kiếm nhân lực bổ sung. Bởi các tỉnh ở miền Tây đang bị nặng hơn nên ưu tiên nhân lực hỗ trợ các tỉnh thành này.

A LỘC

Huế, Đà Nẵng: chưa cần chi viện

Ngày 17-12, ông Nguyễn Thanh Bình - phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết tỉnh này vẫn đủ nguồn nhân lực để chống dịch và hiện chưa cần đến sự chi viện của Bộ Y tế. Sau khi lực lượng y tế của Bệnh viện Trung ương Huế làm việc ở TP.HCM về lại Huế, sẵn sàng tham gia chống dịch ở tỉnh.

"Do vậy trước mắt nguồn lực về y tế của tỉnh vẫn còn đủ, chưa phải xin Bộ Y tế chi viện" - ông Bình nói.

Tại Đà Nẵng, Bệnh viện dã chiến số 3 đã được thành lập để kịp thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19. Cả 3 bệnh viện dã chiến của Đà Nẵng hiện nay đều sử dụng nguồn lực tại chỗ là nhân viên y tế các bệnh viện.

Để chủ động ứng phó số ca mắc tăng cao, Đà Nẵng đã cho thiết lập 112 trạm y tế lưu động tại 56/56 xã, phường và các trạm y tế lưu động tại các khu công nghiệp để chăm sóc, điều trị ngay từ đầu cho các bệnh nhân, tránh để nặng phải chuyển lên tuyến trên.

N.LINH - T.TRUNG

Tây Ninh: y bác sĩ với "nhiệm vụ kép"

Ông Đỗ Hồng Sơn - phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Tây Ninh - cho biết thời gian qua tuy cũng đã có sự chi viện y tế từ các tỉnh nhưng nguồn thiết bị, nhân lực y tế vẫn bị quá tải. Lực lượng y tế vừa đảm bảo điều trị COVID-19 vừa phải khám chữa bệnh thông thường nên càng quá tải hơn.

Do đó Tây Ninh rất cần sự chi viện y bác sĩ đến từ các tỉnh thành khác. Hôm 8-12, Bộ Y tế đã điều động 34 cán bộ y tế Bệnh viện E vào hỗ trợ Tây Ninh, 50 nhân viên y tế của đoàn Hải Phòng cũng đã có mặt để hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19.

C.TUẤN

chi vien

Nhóm y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai chi viện điều trị COVID-19 cho thị xã Tân Châu, An Giang - Ảnh: MINH KHANG

An Giang: đã hỗ trợ nhưng vẫn quá tải

ông Trần Quang Hiền - giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang - cho biết hiện tại An Giang đang trong tình trạng quá tải khu điều trị COVID-19 nên cần sự chi viện của Bộ Y tế rất lớn để giúp điều trị F0 tầng 3. Hiện tại An Giang có 2 đoàn y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai và Trường cao đẳng Y tế Sài Gòn đang hỗ trợ tỉnh.

"2 đoàn y tế này đã xuống An Giang hơn 3 tháng nay, chủ yếu hỗ trợ điều trị, chuyển giao kỹ thuật và đào tạo cách điều trị F0 tầng 3. An Giang đang quá tải các khu điều trị nên chúng tôi đề nghị phía Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ 30 nhân viên y tế nữa" - ông Hiền nói.

B.ĐẤU

Xem thêm: mth.41123218081211202-ta-o-nauq-neyuhc-noc-gnohk-es-is-cab-y-neiv-ihc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chi viện y bác sĩ sẽ không còn 'chuyển quân' ồ ạt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools