Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể sẽ điều chỉnh các biện pháp nới lỏng định lượng trong bối cảnh lạm phát gia tăng, trong đó gồm giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục.
Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ kết thúc chương trình thu mua tài sản khẩn cấp trong đại dịch (PEPP) trị giá 1.850 tỉ Euro (2.100 tỉ USD) vào tháng 3 năm 2022. Song ECB vẫn sẽ duy trì chương trình mua tài sản được thực hiện trước đó của mình.
Theo đó, chương trình mua tài sản trước đại dịch sẽ vẫn được triển khai và quy mô tăng từ 20 tỉ Euro/tháng hiện nay lên 40 tỉ Euro trong quý II năm 2022, sau đó sẽ giảm xuống còn 30 tỉ Euro trong quý III.
Đáng chú ý, ECB thông báo sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục hiện nay.
Trong cuộc họp báo sau quyết định chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, chủ tịch ECB Christine Lagarde nói rằng việc điều chỉnh nới lỏng định lượng (QE) nhằm tránh một "quá trình chuyển đổi tàn bạo" đối với các thị trường tài chính khi nền kinh tế châu Âu tiếp tục phục hồi sau đại dịch COVID-19.
"Chúng tôi đánh giá rằng tiến độ phục hồi kinh tế và hướng tới mục tiêu lạm phát trung hạn cho phép từng bước giảm dần tốc độ mua tài sản trong những quý tới. Tuy nhiên, vẫn cần điều tiết tiền tệ để lạm phát duy trì ở mức mục tiêu 2% trong trung hạn. Trước tình hình bất ổn hiện tại, chúng ta cần duy trì tính linh hoạt trong việc điều hành chính sách tiền tệ", bà Lagarde phát biểu khai mạc.
Các điều chỉnh chính sách tiền tệ được đưa ra khi ECB chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ từ nay đến năm 2024. Trong các dự báo kinh tế mới nhất, ngân hàng trung ương dự báo nền kinh tế châu Âu tăng trưởng 5,1% trong năm nay, tăng so với mức dự báo tháng 9 là 5,0%.
ECB dự kiến GDP của châu Âu tăng 4,2% vào năm 2022 và tăng 2,9% vào năm 2023. Toàn nền kinh tế châu Âu dự kiến sẽ tăng trưởng 1,6%.
Bên cạnh sự tăng trưởng, ECB cũng nhìn nhận nghiêm túc hơn về vấn đề lạm phát. Năm nay lạm phát dự kiến sẽ tăng 2,6%, cao hơn mức dự báo của tháng 9 là 2,2%. Trong năm 2022, áp lực giá cả được dự báo sẽ tăng lên 3,2%. Lạm phát được kỳ vọng sẽ tăng 1,8% vào năm 2023 và 2024.
Chủ tịch Lagarde cho biết trong khi lạm phát tiếp tục căng thẳng trong năm tới, ECB vẫn sẽ tập trung vào mục tiêu lạm phát trung bình là 2%.
"1,8% vẫn chưa phải là 2% trong dài hạn", bà nhấn mạnh.
"Nếu áp lực giá dẫn đến mức tăng lương cao hơn dự đoán hoặc nền kinh tế hồi phục hết công suất thì lạm phát có thể sẽ rất nóng", bà nói thêm.
Khi các ngân hàng trung ương bắt đầu tăng tỷ giá để chống lạm phát, thị trường sẽ tìm đến kênh trú ẩn an toàn khác để phân bổ tài sản sang. Vấn đề nằm ở chỗ vàng là một tài sản sinh lời kém trong dài hạn.
Nếu lạm phát vẫn còn ở mức quá cao thì vàng - hàng rào chống lạm phát - sẽ trở thành một khoản đầu tư hấp dẫn hơn so với trái phiếu.
Lạm phát và lãi suất trong năm tới sẽ cho thị trường kim loại quý những tín hiệu rõ nét hơn. Tỷ lệ lạm phát thực sẽ quan trọng hơn tỷ lệ do các ngân hàng trung ương ấn định vì lạm phát đang nóng lên từng ngày.
Xem thêm: odl.678589-ig-gnuhn-iol-gnouh-eht-oc-gnav-aig-cul-yk-paht-taus-ial-uig-bce/et-hnik/nv.gnodoal