vĐồng tin tức tài chính 365

Không mở rộng thị trường nội địa, ùn ứ nông sản tại cửa khẩu còn tiếp diễn

2021-12-18 17:25

Trước tình hình ùn ứ nông sản tại cửa khẩu, việc giải bài toán kết nối giao thương sẽ hỗ trợ các địa phương đang vào vụ thu hoạch tiêu thụ được sản phẩm.

Chiều 18.12, chương trình giao thương thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ rau quả, nông sản phía Bắc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTPTN) tổ chức, nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản trước bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực lên sản xuất, kinh doanh của cả nước.

Đặc biệt, trong tình trạng hàng nghìn xe nông sản có nguy cơ bị thối hỏng vì ùn ứ tại các cửa khẩu chờ thông quan, thì diễn đàn kết nối sẽ đẩy mạnh kênh tiêu thụ nông sản trong nước để hỗ trợ nông dân.

Theo ông Đào Văn Hồ - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại (Bộ NNPTNT), do ảnh hưởng của dịch bệnh, người tiêu dùng đang chuyển dần hướng mua sắm theo đa kênh, trong đó kênh online là lựa chọn hữu ích để vừa đảm bảo phòng chống dịch COVID-19, vừa tiêu thụ nông sản thành công.

“Mục đích chính là tạo cầu nối giao thương trực tuyến giữa một bên là các địa phương, đơn vị sản xuất, cung ứng rau quả nông sản chủ lực hiện đang trong thời điểm thu hoạch, đang cần kết nối tiêu thụ tại khu vực phía Bắc với một bên là các nhà thu mua, phân phối, bán lẻ, các đơn vị chế biến, vận chuyển, các sàn thương mại điện tử trong cả nước. Cùng với đó, những đề xuất về chính sách hỗ trợ và giải pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, tiêu thụ rau quả nông sản được các bên đưa ra cũng sẽ được các lãnh đạo, cơ quan chuyên môn tham dự Diễn đàn tiếp thu, giải đáp” – ông Đào Văn Hồ nói.

Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản tổ chức trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh COVID. Ảnh: Vũ Long
Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản tổ chức trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh COVID vẫn phức tạp. Ảnh: Vũ Long

Bà Nguyễn Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, nhấn mạnh: Xu hướng bán hàng đa kênh đang trở thành yêu cầu bức thiết, giúp các sản phẩm kết nối thị trường rộng lớn, không chỉ tại Việt Nam. Hiện có sự chênh lệch giữa các kênh bán hàng, tạo nên sự cạnh tranh nội tuyến giữa các kênh - từ đó, tạo ra yêu cầu cần thiết phải thay đổi và phù hợp từ chiến lược nhà sản xuất với từng kênh bán hàng.

Được biết, tại diễn đàn kết nối giao thương, các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, chế biến rau quả nông sản phía Bắc đã giới thiệu và kết nối tiêu thụ nhiều nông đặc sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của địa phương mình như: Quýt vàng, khoai lang của tỉnh Lạng Sơn; quả và ngọn su su của tỉnh Vĩnh Phúc; chè và mật ong của tỉnh Tuyên Quang; bưởi Diễn, mít ruột đỏ, chuối, táo của tỉnh Thái Nguyên; bưởi và rau quả của tỉnh Phú Thọ; chuối, bưởi và rau quả của tỉnh Bắc Ninh; cam sành, chuối của Hà Giang; cam, cá Song, ruốc hải sản của tỉnh Quảng Ninh…

Xem thêm: odl.530689-neid-peit-noc-uahk-auc-iat-nas-gnon-u-nu-aid-ion-gnourt-iht-gnor-om-gnohk/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không mở rộng thị trường nội địa, ùn ứ nông sản tại cửa khẩu còn tiếp diễn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools