vĐồng tin tức tài chính 365

TP.HCM kiến nghị 2 vấn đề trong công tác tư pháp năm 2022

2021-12-21 10:49

Sáng ngày 21-12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2022. Hội nghị trực tuyến diễn ra tại 63 tỉnh, thành với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và đại diện các tỉnh, thành.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định năm 2021 là năm có nhiều khó khăn cho hệ thống chính trị lẫn ngành tư pháp trước tác động của dịch COVID-19. Tuy nhiên, công tác tư pháp vẫn vượt qua khó khăn để đạt được nhiều thành công, phục vụ và gỡ vướng kịp thời cho người dân trong nhiều thủ tục. Đồng thời, Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp tại các địa phương đã tham gia xây dựng nhiều chính sách pháp luật thiết thực.

TP.HCM kiến nghị 2 vấn đề trong công tác tư pháp năm 2022 - ảnh 1
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu TP.HCM sáng 21-12. Ảnh: THÀNH ĐẠT

Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cũng cho biết, trước những chỉ đạo sâu sát của Chính phủ và Bộ Tư pháp, ngành tư pháp TP đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiệm vụ tại địa phương phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong công tác chuyên môn, Sở Tư pháp đã có văn bản báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư pháp.

Xuất phát từ thực tiễn thực quy định pháp luật, ông Dương Anh Đức đại diện ngành tư pháp TP đóng góp thêm hai ý kiến đề xuất cho công tác tư pháp năm 2022.

Thứ nhất, trong công tác xây dựng thể chế, TP.HCM nhận thấy giữa các luật do Quốc hội ban hành cơ bản có tính thống nhất cao. Tuy nhiên, trong từng điều luật cụ thể giữa các luật còn có độ vênh, luật sau không có điều khoản phủ định luật trước nên các địa phương băn khoăn, khó khăn trong việc hiểu và áp dụng, ảnh hưởng nhất định đến việc phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch.

TP.HCM kiến nghị 2 vấn đề trong công tác tư pháp năm 2022 - ảnh 2
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM góp ý hai vấn đề trong công tác tư pháp năm 2022. ẢNH: THÀNH ĐẠT

Ví dụ như giữa Luật Đất đai năm 2013 và Luật Nhà ở năm 2014 có khái niệm khác nhau về đất hợp pháp và đất ở hợp pháp; giữa Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Luật Đầu tư năm 2020 chưa có quy định thống nhất về trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh đối với dự án có đề xuất chuyển mục đích sử dụng rừng…

TP.HCM đề nghị Bộ Tư pháp tham mưu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát các quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn, khác nhau để trình đề xuất Quốc hội có Nghị quyết hoặc luật sửa đổi, bổ sung, thống nhất thi hành các quy định. Trong thời gian chờ sửa đổi các quy định thì cho phép các địa phương vận dụng thực hiện những điều khoản có lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp.

Thứ hai, TP cũng đề nghị Bộ Tư pháp tham mưu Chính phủ trong xây dựng các quy định liên quan đến đầu tư cần hướng đến tạo sự công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vì hiện nay còn có quy định chưa thật sự hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước như doanh nghiệp nước ngoài.

Theo ông Dương Anh Đức, các cơ quan TP nhận thấy trong thời gian xảy ra dịch COVID-19 vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng cộng đồng doanh nghiệp trong nước vẫn nhiệt tình đồng hành, sát cánh cùng Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và các ngành hỗ trợ thực hiện công tác phòng, chống dịch và người dân khó khăn.

Qua đây, ông Dương Anh Đức bày tỏ UBND TP.HCM  rất mong Bộ Tư pháp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho TP nhiều hơn nữa, để ngành tư pháp phát triển toàn diện, hiệu quả góp phần thực hiện thành công các chương trình mục tiêu mà thành phố đã đề ra trong năm 2022.

Xem thêm: lmth.8574301-2202-man-pahp-ut-cat-gnoc-gnort-ed-nav-2-ihgn-neik-mchpt/taul-pahp/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“TP.HCM kiến nghị 2 vấn đề trong công tác tư pháp năm 2022”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools