vĐồng tin tức tài chính 365

Giải pháp nào để thu hút lao động cuối năm?

2021-12-22 06:03

Nguyên nhân là do tình cảnh thiếu hụt lao động đang xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm.

Tính tới cuối tháng 11, mới có khoảng gần 38.000 công nhân quay trở lại TP Hồ Chí Minh sau thời gian về quê tránh dịch. Và con số này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu bởi trước đó khoảng 1,3 triệu lao động từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh trọng điểm phía Nam về các địa phương (chiếm khoảng 60% số người dân di chuyển).

Số lao động di chuyển từ Đồng Nai về các tỉnh cũng khoảng 50 - 60 nghìn người, chủ yếu tập trung về các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên.

Tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ cũng diễn ra ở những nơi các doanh nghiệp đã khôi phục sản xuất và đang đẩy mạnh hoàn thành đơn hàng dịp cuối năm.

Thiếu hụt lao động chế biến thủy sản tại ĐBSCL

Nếu như đầu mùa dịch, công ty Chế biến Thủy sản Tài Kim Anh có hơn 2.000 công nhân thì hiện số lao động tại đây giảm chỉ còn 25%. Thiếu người làm nên dù có nhiều đơn hàng xuất khẩu nhưng doanh nghiệp đành phải từ chối.

Ông Lê Văn Thật, Trưởng phòng Nhân sự, Công ty Chế biến Thủy sản Tài Kim Anh, cho biết: "Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng tâm lý làm nhiều công nhân hoang mang không dám đến nhà máy làm".

Việc cứng nhắc trong cách ly y tế đối với các công nhân là F1 tại một số địa phương cũng đang làm giảm nghiêm trọng nguồn lao động trong các nhà máy thủy sản.

Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp phải tìm các phương án thay thế.

Ông Trần Văn Diệu, Tổng Giám đốc Công ty Thái Minh Long, cho biết: "Do dịch đang còn phức tạp quá nên công ty chuyển hướng đầu tư một số thiết bị máy móc để thay thế con người".

Đến đầu tháng 12 này, xuất khẩu khẩu thủy sản nước ta đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các nhà máy thủy sản, con số này sẽ còn cao hơn nếu tình trạng thiếu lao động sớm được giải quyết.

Giải pháp nào để thu hút lao động cuối năm? - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Việc thu hút lại lao động không thể trong ngày một ngày hai trong khi cứ ngừng sản xuất một ngày là doanh nghiệp thiệt hại. Dự kiến trong năm tới, số lao động có nhu cầu tuyển dụng khoảng 700.000 người. Do đó, trong quyết định 1405 do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ban hành, người lao động quay trở lại làm việc sau dịch sẽ được hỗ trợ nhiều kinh phí, bao gồm chỗ ở, tiền điện nước, chi phí nuôi con nhỏ… Hiện đơn vị này đang nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động có thu nhập thấp các chi phí sinh hoạt tối thiểu. Bộ cũng khuyến khích doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ người lao động về tiền lương, tiền ăn ca, các chế độ bảo hiểm, phúc lợi xã hội khác.

Triển khai giải pháp để thu hút lao động dịp cao điểm cuối năm

Khi hoạt động lại bình thường vào đầu tháng 10, công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico) thiếu hụt khoảng 50% lao động trực tiếp sản xuất. Nguyên nhân vì công nhân đã về quê hoặc đang là F0. Do đó, doanh nghiệp thực hiện nghiêm 5K để bảo vệ an toàn trong nhà máy, hỗ trợ chi phí, thuốc men với nhân viên là F0, đặc biệt, dù 2021 này là năm khó khăn, nhưng vẫn tăng lương khoảng 10% - là những giải pháp mà đơn vị nỗ lực thực hiện để giữ chân và thu hút lao động.

Ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico) cho biết: "Thứ 1 là tăng lương để đảm bảo cho người lao động yên tâm. Dù dịch bệnh thế này, công ty vẫn cố gắng điều tiết các nguồn để họ vẫn được tăng lương. Thứ 2 các chế độ khen thưởng được đảm bảo, năm trước thế nào thì năm nay giữ nguyên thế đấy, dù năm nay là năm cực kỳ khó khăn. Điều này giúp cho người lao động phấn khích, an tâm làm việc tại công ty, đặc biệt là khi mùa Tết sắp đến".

Trong khi đó, nhà máy Công ty TNHH Datalogic Việt Nam vẫn trả lương đầy đủ cho lao động nếu là F0, để người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp và xác định mỗi nhân viên đều có thể là bộ mặt công ty để giới thiệu, thu hút người lao động mới hiệu quả nhất.

Ông Đặng Văn Chung, Giám đốc nhà máy Công ty TNHH Datalogic Việt Nam, chia sẻ: "Số lượng F0 tăng lên rất nhiều, công ty có chính sách đảm bảo cho họ, dù họ ở nhà, công ty vẫn trả lương đầy đủ cho họ để họ an tâm là công ty luôn đồng hành cùng họ. Thông qua những kênh là những người lao động trực tiếp của mình, họ chính là những người PR tốt nhất cho môi trường làm việc của công ty, họ sẽ giới thiệu nhau, đến làm việc và gắn bó với công ty".

Thời gian tới, Hiệp hội các DN khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các sản phẩm thiết yếu cho người lao động, ước tính lên đến 9 tỷ đồng để giúp họ có một mùa Tết đầy đủ. Ngoài ra, còn có nhiều chương trình khác như "Mua sắm phúc lợi - Tết yêu thương", "Vui Tết cùng công nhân", "Học bổng cho các con em công nhân bị mất cha, mẹ do covid"…để kịp thời chăm lo, hỗ trợ cho người lao động tại các KCN, KCX… Điều này sẽ giúp người lao động thêm gắn bó, tin tưởng và thu hút thêm được nguồn lực đến với TP Hồ Chí Minh.

Đảm bảo an toàn phòng dịch cho lao động quay lại làm việc

Giải pháp nào để thu hút lao động cuối năm? - Ảnh 2.

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường như hiện nay, việc đảm bảo an toàn cho người lao động là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố sống còn để doanh nghiệp không bị đóng cửa và người lao động không phải rời đi.

Tại Bình Dương, hiện đa số các cơ sở sản xuất đều đã có người lao động quay về làm việc, nếu chưa tiêm thì bổ sung cho tiêm vaccine sớm. Tỉnh cũng yêu cầu tất cả các trung tâm y tế, các địa phương khẩn trương rà soát và tiêm vét vaccine, ưu tiên số 1 là người lao động.

Thực tế số ca mắc COVID-19 tại khu vực Đông Nam bộ tăng trở lại thời gian gần đây, một phần nguyên nhân nguồn lây từ người lao động quay trở lại làm việc. Tuy nhiên, số lao động này vì nhiều lý do vẫn chưa được tiêm đầy đủ vaccine. Do đó, cùng với sự chuẩn bị nguồn lực để tiêm mũi 3 thì các địa phương Đông Nam Bộ cũng tìm cách để tiêm hết liều cơ bản cho người lao động. Dự báo, Đông Nam Bộ sẽ có khoảng 530 nghìn lao động quay trở lại làm việc từ nay đến sau tết Nguyên đán.

Mới đây, TP Đà Nẵng cũng sẵn sàng thiết lập 2 trạm y tế lưu động đầu tiên trong KCN Đà Nẵng và KCN Hòa Khánh.

Trước mắt, mỗi trạm y tế lưu động tại 2 KCN ở Đà Nẵng có quy mô vừa phải, ở mức 30 - 40 giường bệnh, tận dụng cơ sở vật chất các khu vực công cộng Nhà văn hóa công nhân, nhà điều hành hải quan để triển khai. Những kinh nghiệm rút ra từ hoạt động của 2 trạm này sẽ giúp Đà Nẵng kiểm soát dịch COVID-19 trong KCN tốt hơn, đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quý I/2022 vừa rơi vào thời điểm đón Tết Nguyên đán, vừa là thời điểm hằng năm các doanh nghiệp cần tuyển nhiều lao động để bổ sung lực lượng lao động chuyển đổi việc làm hoặc người lao động về quê chưa quay trở lại sau Tết. Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt nhất, tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, dự kiến nhu cầu nhân lực quý I/2022 vào khoảng 75 nghìn người chỗ...

Trong bối cảnh người lao động về quê nay quay lại thành phố vốn đang rất khó khăn về tài chính, thì vai trò của các cấp công đoàn cần được phát huy, thương lượng với doanh nghiệp đẩy nhanh các chính sách phúc lợi, tạo điểm tựa cho người lao động yên tâm quay trở lại sản xuất.

Chương trình Vấn đề hôm nay phát sóng ngày 21/12 với khách mời là ông Trần Thiên Long, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh và ông Ngô Xuân Liễu, Giám đốc Trung tâm quốc gia về dịch vụ việc làm, Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ trao đổi cụ thể hơn về vấn đề này. Mời quý vị và các bạn đón xem!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.25535941212211202-man-iouc-gnod-oal-tuh-uht-ed-oan-pahp-iaig/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giải pháp nào để thu hút lao động cuối năm?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools