Sikorsky CH-53K King Stallion, máy bay trực thăng vận tải hạng nặng được phát triển bởi hãng Sikorsky Aircraft thuộc tập đoàn Lockheed Martin - Ảnh: REUTERS
Ngày 22-12, Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ trong năm tài khóa 2021, kết thúc vào ngày 30-9, doanh số bán thiết bị quân sự của Mỹ giảm 21% xuống còn 138 tỉ USD, trong khi năm ngoái đạt 175 tỉ USD.
Nhiều khí tài tiêu biểu có thể kể đến như trực thăng tấn công AH-64E Apache trị giá 3,5 tỉ USD bán cho Úc hay trực thăng CH-53K trị giá 3,4 tỉ USD bán cho Israel.
Theo Hãng tin Reuters, doanh số bán máy bay chiến đấu và tên lửa của Mỹ từng rất cao trong năm cuối tại vị của Tổng thống Trump. Thương vụ mua bán lớn trong năm tài khóa 2020 bao gồm Nhật Bản mua 63 chiến đấu cơ F-35 từ Lockheed Martin, trị giá 23 tỉ USD.
Vào năm 2018, chính quyền ông Trump triển khai chương trình "Mua hàng Mỹ" nhằm nới lỏng các hạn chế đối với việc mua bán khí tài quân sự, đồng thời khuyến khích các quan chức Mỹ đóng vai trò lớn hơn trong việc kinh doanh của ngành công nghiệp vũ khí Mỹ ở nước ngoài.
Có hai cách chính mà chính phủ nước ngoài có thể mua vũ khí từ các công ty Mỹ: chính phủ nước ngoài thương lượng và mua bán trực tiếp với công ty Mỹ hoặc liên hệ với một quan chức Bộ Quốc phòng thông qua Đại sứ quán Mỹ. Cả hai cách đều cần sự chấp thuận của chính phủ Mỹ.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết doanh thu từ hoạt động thương mại trực tiếp với các công ty Mỹ đã giảm 17%, từ 124 tỉ USD xuống còn 103 tỉ USD trong năm tài khóa 2021.
TTO - Xuất khẩu đạn dược của Nga sang Mỹ đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, bất chấp việc Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ngành công nghiệp vũ khí của Matxcơva.
Xem thêm: mth.8274855032211202-pmurt-ioht-iov-os-hnam-maig-nedib-ioht-ym-auc-ihk-uv-uahk-taux/nv.ertiout