vĐồng tin tức tài chính 365

Những vụ thu hồi tài sản gây "đau đầu" cơ quan thi hành án

2021-12-23 19:07

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, trong năm 2021 mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng ngay sau khi các biện pháp giãn cách được nới lỏng, các cơ quan thi hành án đã thu được trên 5.000 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thi hành xong lên trên 9.000 tỷ đồng.

Kết quả thu hồi tài sản đối với các vụ việc tham nhũng, kinh tế thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo cũng đạt được kết quả tích cực

Bộ Tư pháp đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu hồi tài sản; tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự các địa phương, nhất là các địa bàn trọng điểm về án kinh tế, tham nhũng như TPHCM, Đà Nẵng và Hà Nội.

Những vụ thu hồi tài sản gây đau đầu cơ quan thi hành án - 1

Đại gia Hứa Thị Phấn tại một phiên tòa.

Trong đó, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp liên ngành Trung ương để tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thu hồi tài sản là đất nông nghiệp đã hết hạn sử dụng, tài sản là cổ phần, cổ phiếu trong vụ Hứa Thị Phấn (nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín), vụ Dương Thanh Cường (cựu Tổng Giám đốc Công ty Bình Phát), vụ Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng VNCB).

Đồng thời phối hợp với Thành ủy, UBND, Ban chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng tổ chức họp liên ngành Trung ương để tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo trên địa bàn gồm: Vụ Phạm Công Danh, vụ Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) và đồng phạm, vụ Trần Văn Minh…

"Trong năm 2021, nhất là từ sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 04-CT/TW, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, của Ban Nội chính Trung ương, nhận thức về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã có những chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân đã có những bước chuyển biến quan trọng"- Bộ Tư pháp nhận định.

Lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh ủy, thành ủy đã tích cực chỉ đạo, phối hợp trong việc hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác phối hợp trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; trong phát hiện truy tìm, kê biên, phong tỏa, xử lý tài sản, động viên người phạm tội tự nguyện giao nộp tài sản ngay từ giai đoạn điều tra nên một số vụ việc đã thu hồi được triệt để tài sản thất thoát của Nhà nước....

Ngày càng tạo áp lực rất lớn

Công tác thi hành án dân sự nói chung và thu hồi tài sản nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào các giai đoạn tố tụng trước đó, đặc biệt là việc áp dụng các biện pháp bảo đảm, kê biên tài sản của người phạm tội, ngăn ngừa hành vi tẩu tán tài sản, tiếp tay tẩu tán tài sản. Thực tế cho thấy, vụ việc nào cơ quan tố tụng tích cực truy tìm, áp dụng các biện pháp kê biên, phong tỏa thì vụ việc đó có khả năng thu hồi rất cao.

Ngược lại, có một số vụ việc đương sự lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tẩu tán tài sản. Điển hình trong vụ Phạm Thị Bích Lương (cựu Giám đốc Agribank Nam Hà Nội) và Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính kế toán và Kiểm toán PVN, đương sự đã chuyển nhượng tài sản ngay trước khi bị khởi tố, trong quá trình điều tra và ngay trước khi xét xử sơ thẩm.

Những vụ thu hồi tài sản gây đau đầu cơ quan thi hành án - 2

Bà Phạm Thị Bích Lương- nguyên Giám đốc Agribank Nam Hà Nội phải bồi thường gần 1.400 tỷ đồng nhưng mới chỉ nộp lại hơn 1 tỷ đồng đã... hết tài sản (?!).

Hơn nữa, khối lượng việc và tiền phải thi hành án nói chung và vụ việc về tham nhũng, kinh tế nói riêng ngày càng tăng tạo áp lực rất lớn cho hoạt động thi hành án dân sự trong khi biên chế của toàn hệ thống bị cắt giảm theo chủ trương chung.

Từ tháng 7/2021 đến nay, dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là 3 địa bàn có số việc, tiền phải thu hồi chủ yếu là TPHCM, Đà Nẵng, Hà Nội có thời gian giãn cách xã hội dài dẫn đến nhiều thủ tục thi hành án như xác minh, đo vẽ hiện trạng, thẩm định giá, bán đấu giá, giao tài sản đấu giá thành, bàn giao tài sản sung công... bị chậm tiến độ so với dự kiến do phải thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh, giãn cách xã hội ở địa phương.

"Trong khi đó, một số bản án tòa án tuyên với số tiền thu hồi đặc biệt lớn, nhưng tài sản để đảm bảo thi hành án rất ít. Cụ thể trong vụ Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Vietinbank chi nhánh TPHCM) có số tiền phải thi hành hơn 11.000 tỷ đồng nhưng số tài sản kê biên ước tính chỉ hơn 500 tỷ đồng; vụ Phạm Thị Bích Lương số tiền phải thi hành hơn 2.500 tỷ đồng nhưng tài sản kê biên, xử lý chưa được 10 tỷ đồng"- Bộ Tư pháp lý giải về kết quả thi hành án.

Thế Kha

Xem thêm: mth.37061825132211202-na-hnah-iht-nauq-oc-uad-uad-yag-nas-iat-ioh-uht-uv-gnuhn/ioh-ax/nv.moc.irtnad

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những vụ thu hồi tài sản gây "đau đầu" cơ quan thi hành án”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools