Tỉ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD thế giới rơi thủng đáy 1 tuần. Giá vàng thế giới tiếp tục giao dịch quanh ngưỡng 1.800 USD/ounce. Giá vàng SJC trong nước cuối phiên chiều bất ngờ giảm.
Tỉ giá 1 USD hôm nay bằng bao nhiêu VND?
Tỉ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.193 VND/USD.
Tỉ giá USD chợ đen hôm nay ở mức 23.590 - 23.650 đồng (mua - bán).
Tỉ giá Vietcombank hôm nay niêm yết ở mức: 22.785 đồng - 23.095 đồng (mua vào - bán ra), tăng 5 đồng ở cả hai chiều so với phiên giao dịch trước đó.
Tỉ giá Euro Vietcombank hiện ở mức 25.351 đồng - 26.772 đồng (mua vào - bán ra).
Tỉ giá Yên Nhật hiện ở mức 195 đồng - 206 đồng (mua vào - bán ra).
Tỉ giá Bảng Anh hiện ở mức 29.850 đồng - 31.124 đồng (mua vào - bán ra).
Tỉ giá Nhân dân tệ hôm nay ở mức 3.528 đồng - 3.679 đồng (mua vào - bán ra).
Giá USD hôm nay tuột dốc chạm đáy 1 tuần, giá vàng hôm nay giảm nhẹ
Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 96,050.
Giá USD tụt xuống gần mức thấp nhất trong một tuần. Trong khi các loại tiền tệ rủi ro hơn như đô la Úc và bảng Anh tăng, do lo ngại về sự sụt giảm từ Omicron giảm sút.
Đồng Euro trượt giá nhưng vẫn giữ trên mốc 1,13 đô la.
Đồng đô la Úc vốn nhạy cảm với rủi ro đã tăng 0,3% lên 0,7238 đô la.
Đồng bảng Anh tăng 0,2% lên 1,3385 USD.
Marshall Gittler, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Đầu tư tại BDSwiss Holding, cho biết: “AUD như thường lệ là lá cờ đầu cho tâm lý lạc quan về nền kinh tế thế giới.
Khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư đã được cải thiện bất chấp việc một số chính phủ áp dụng hạn chế đi lại do lo ngại sự lây lan của Omicron.
Tuy nhiên, dữ liệu niềm tin của người tiêu dùng Hoa Kỳ cải thiện hơn dự kiến vào tháng 12, cho thấy nền kinh tế sẽ tiếp tục mở rộng vào năm 2022 bất chấp sự hồi sinh của nhiễm trùng COVID-19 và giảm chi tiêu kích thích.
Một tin đáng mừng từ nghiên cứu ở Nam Phi cho thấy số bênh nhân nhập viện và bệnh nặng ở những người bị nhiễm Omicron giảm đáng kể so với chủng Delta.
Đồng đô la tăng so với đồng Yên Nhật, áp sát mức cao nhất trong một tháng.
Trong khi đồng đô la mất giá so với các đồng tiền khác trong bối cảnh tâm lý rủi ro của nhà đầu tư phục hồi trong tuần này, hầu hết các nhà phân tích kỳ vọng giá USD sẽ mạnh khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn các ngân hàng trung ương khác.
Lee Hardman, chuyên gia phân tích tiền tệ tại MUFG, cho biết: “Khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư thay đổi khiến đồng USD chịu áp lực giảm giá, có thể thấy những lo ngại về Omicron đã giảm bớt. Những bình luận mang tính diều hâu từ các quan chức Fed trong tuần qua, bao gồm cả từ Thống đốc Fed Waller và Chủ tịch Fed San Francisco, Daly, đã báo hiệu rằng họ đang xem xét nâng lãi suất ngay sau cuộc họp FOMC vào tháng 3”.
Giá vàng SJC cuối phiên chiều bất ngờ lao dốc, giảm 150.000 đồng/lượng so với mức giá mở cửa giao dịch phiên sáng.
Giá vàng thế giới vẫn neo vững trên mốc 1.800 USD/ounce.
Vàng vốn được xem là kênh đầu tư an toàn trong giai đoạn lạm phát, tuy nhiên, việc tăng lãi suất có thể hạn chế sức ép lạm phát, đồng thời cũng làm giảm sức hấp dẫn của tài sản không sinh lời như vàng.
Giá vàng thế giới hiện ở mức 1.785,90 - 1.786,90 USD/ounce.
Giá vàng SJC trong nước hiện ở mức 60,90 - 61,62 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Xem thêm: odl.797789-hnix-hnil-gnav-aig-naut-1-yad-tut-cod-oal-dsu-aig-hnam-iol-tohc-cul-pa/et-hnik/nv.gnodoal