vĐồng tin tức tài chính 365

Có phải từ 1/1/2022, người dân không phân loại rác sẽ bị phạt?

2021-12-24 15:32

Luật sư tư vấn

Theo khoản 1 điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế.

- Chất thải thực phẩm.

- Chất thải rắn sinh hoạt khác.

Khoản 2 điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (có hiệu lực từ 1/1/2022) quy định: "Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 của Luật này".

Như vậy, với quy định này, chia thành 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã có thông báo/yêu cầu hộ gia đình, cá nhân phải phân loại rác, sử dụng bao bì đúng quy định nhưng hộ gia đình, cá nhân không thực hiện đúng thì họ có quyền không thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 2: Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không có thông báo/yêu cầu hộ gia đình, cá nhân phân loại rác, sử dụng bao bì đúng quy định; hoặc trong một số trường hợp đặc thù hộ gia đình, cá nhân không thể/khó khăn trong việc phân loại rác và hai bên đã thỏa thuận cho phép hộ gia đình, cá nhân không cần phải phân loại rác nhưng trả thêm tiền cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn thì hộ gia đình, cá nhân sẽ không bị coi là vi phạm và không bị xử phạt.

Theo khoản 6 điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị mới, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng phải bố trí thiết bị, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các loại chất thải theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật này; tổ chức thu gom chất thải từ hộ gia đình, cá nhân và chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Như vậy, người dân tại chung cư cần phân loại rác theo hướng dẫn của chủ đầu tư, ban quản lý... nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định.

Căn cứ khoản 4 điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, nhà chức trách phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng với cá nhân, hộ gia đình có hành vi không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đoàn luật sư TP HCM

Xem thêm: lmth.9717044-tahp-ib-es-car-iaol-nahp-gnohk-nad-iougn-2202-1-1-ut-iahp-oc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Có phải từ 1/1/2022, người dân không phân loại rác sẽ bị phạt?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools