Hiện tượng "hồ khí quyển" trong thiên nhiên - Ảnh: ISTOCK
Hiện nay loại bão này xảy ra trên vùng biển phía tây Ấn Độ Dương và di chuyển về phía châu Phi. Không giống như hầu hết các cơn bão vốn là một xoáy thuận nhiệt đới, các hồ khí quyển có nồng độ hơi nước đủ dày đặc để tạo ra mưa bão.
Theo trang tin Science Alert (Úc), nghiên cứu này được trình bày tại cuộc họp của Liên minh Địa vật lý Mỹ vào mùa thu năm nay.
Hồ khí quyển tồn tại ở một vùng xích đạo, nơi tốc độ gió thường rất thấp hoặc không đáng kể. Một phân tích dữ liệu khí tượng trong 5 năm cho thấy cơn bão loại này tồn tại lâu nhất trên khí quyển tổng cộng 27 ngày.
Trong 5 năm qua, các nhà khoa học cũng đã phát hiện có 17 hồ khí quyển kéo dài hơn 6 ngày, nằm trong phạm vi 10 độ của đường xích đạo.
Nhà khoa học khí quyển Brian Mapes tại Đại học Miami (Mỹ) cho biết, nói về biến đổi khí hậu, hồ khí quyển có thể là gây lo ngại.
“Do nhiệt độ tăng cao, sự chuyển động của các hồ khí quyển này thực sự có thể tác động trực tiếp đến lượng mưa mà bờ biển phía đông của châu Phi nhận được", ông Mapes nói.
Theo chuyên gia Mapes, nếu tất cả nước trong các hồ khí quyển được hóa lỏng cùng một lúc, nó sẽ tạo ra một lượng mưa bão đáng kể.
Một nghiên cứu sâu hơn vẫn đang được thực hiện liên quan đến khám phá mới này. Một số hồ khí quyển thực sự có thể biến thành xoáy thuận nhiệt đới gần xích đạo mà chúng ta đã biết.
TTO - Một cơn bão mạnh đã quét qua miền trung nước Mỹ tối 10-12 (giờ địa phương), gây ra ít nhất 19 cơn lốc xoáy ở 5 bang Arkansas, Missouri, Tennessee, Kentucky và Illinois.
Xem thêm: mth.82815535162211202-neyuq-ihk-oh-teib-gnut-auhc-oab-iaol-tom-neih-tahp/nv.ertiout