Năm 2021, Việt Nam lần đầu tiên nằm trong nhóm 20 nước thu hút đầu tư nước ngoài FDI lớn hàng đầu thế giới, theo Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2021 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển.
Trong nhiều tháng qua, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam đều liên tục đưa ra khảo sát cho thấy, gần 80% doanh nghiệp đã đánh giá rất tích cực hoặc tích cực về triển vọng trung và dài hạn của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Lý giải cho những đánh giá tích cực nói trên, báo chí quốc tế và các định chế tài chính lớn đều cho rằng Nghị quyết số 128 của chính phủ về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" được ban hành tháng 10 vừa qua là chỉ đạo thống nhất, kịp thời và sáng tạo của Việt Nam.
"Nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc gia tăng trưởng tốt trong khi phần lớn các quốc gia khác suy giảm kinh tế nghiêm trọng. Đó là dấu hiệu của khả năng phục hồi, cho thấy các nền tảng cơ bản của nền kinh tế Việt Nam là vững chắc. Chính phủ đang làm việc tích cực để ngăn chặn dịch bệnh trong khi vẫn nỗ lực bảo đảm các hoạt động kinh tế", bà Dorsati Mandani, chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nhận định.
Năm 2021 là năm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của đại dịch COVID-19, tổn thất với kinh tế toàn cầu và Việt Nam là không tránh khỏi. (Ảnh minh họa - Ảnh: vnmedia)
"Tôi đã rất ngạc nhiên bởi sự phục hồi và mở cửa trở lại này đang diễn ra nhanh chóng như thế nào. Chính quyền ở cả cấp trung ương và địa phương đều tích cực lắng nghe khu vực tư nhân để điều chỉnh các chính sách cho phù hợp", bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa kỳ tại Việt Nam, cho hay.
Ngân hàng Standard Chartered vừa cho biết, trên 40% công ty quốc tế được khảo sát đang tìm hiểu hoạt động sản xuất tại Việt Nam hoặc có kế hoạch đặt trụ sở tại đây trong vòng 5 - 10 năm tới, khẳng định những biến động trước mắt do dịch bệnh không làm ảnh hưởng đến niềm tin dài hạn của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
"Việt Nam là một trung tâm sản xuất toàn cầu đang phát triển và thu hút nhiều công ty nước ngoài đến đầu tư. Với thế mạnh là lực lượng lao động chất lượng cao sẵn có, chính sách thân thiện với đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc gia tăng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thông qua nhiều hiệp định thương mại tự do khác nhau giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường chuỗi giá trị trong tất cả các lĩnh vực và tạo việc làm đòi hỏi kỹ năng cao hơn", bà Michele Wee, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, nhấn mạnh.
"Tôi nghĩ rằng các chính sách chống dịch và phát triển kinh tế của Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng vì chúng mang lại những hiệu quả tích cực. Rất nhiều khuyến nghị của chúng tôi đã được xem xét, thực hiện và thực hiện rất nghiêm túc", bà Delphine Rousselet, Giám đốc điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết.
Năm 2021 là năm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của đại dịch COVID-19, tổn thất với kinh tế toàn cầu và Việt Nam là không tránh khỏi. Theo Ngân hàng Thế giới, quá trình đảo ngược để quay lại tăng trưởng GDP 6 - 6,5% sẽ khả thi khi Việt Nam và thế giới kiểm soát tốt dịch bệnh, cải thiện cán cân cung - cầu.
VTV.vn - Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng, tạo tiền đề cho sụ phục hồi và phát triển sau đại dịch.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.65454052172211202-man-teiv-et-hnik-gnov-neirt-ev-nauq-cal-aig-neyuhc/et-hnik/nv.vtv