vĐồng tin tức tài chính 365

26 năm làm tuyển dụng, tôi nhận ra 5 sai lầm lớn nhất mà các ứng viên hay mắc sẽ khiến cho CV xin việc bị bỏ vào thùng r

2021-12-28 09:33

Thông thường, để có thể nắm trong tay một vài bộ hồ sơ chất lượng thì người quản lý tuyển dụng phải lựa chọn và sàng lọc hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn hồ sơ trước đó. Đồng thời, việc bắt gặp những điều thật sự tồi tệ có thể giúp họ bớt căng thẳng, bởi điều đó có nghĩa là họ hoàn toàn có thể loại bỏ hồ sơ này và nhanh chóng chuyển sang một ứng viên khác.

Là một người từng làm Giám đốc tuyển dụng cho nhiều công ty lớn và là Giám đốc điều hành của một công ty trong lĩnh vực viết sơ yếu lý lịch, tôi đã xem xét và kiểm duyệt hàng nghìn bộ hồ sơ xin việc trong suốt 26 năm qua.

Nếu bạn không muốn sơ yếu lý lịch của mình bị ném vào thùng rác thì hãy tránh 5 sai lầm lớn sau đây. Chúng sẽ khiến bạn trông giống như một ứng viên yếu kém.

1. Không có hồ sơ LinkedIn

LinkedIn của bạn phải nằm ở phần trên cùng của sơ yếu lý lịch, nơi mà tất cả các thông tin liên lạc của bạn được hiển thị một cách chuyên nghiệp nhất.

Các nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những ứng viên nghiêm túc và có chí tiến thủ trong sự nghiệp. Điều này có nghĩa là bạn phải chuyên nghiệp hóa bản thân và tự tin phô ra những thành tích của mình.

Hãy thường xuyên cập nhật LinkedIn và vẽ nên một bức tranh hoàn chỉnh về các kiến thức nền tảng và kỹ năng của bạn. Đồng thời, hãy nhớ rằng sơ yếu lý lịch phải có những thông tin liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.

2. Không liệt kê hoặc liệt kê không đủ các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Kỹ năng cứng liên quan đến các kiến thức kỹ thuật và đào tạo (ví dụ như Photoshop, Excel,...). Trong khi đó, kỹ năng mềm lại thiên về các đặc điểm chuyên môn (ví dụ như khả năng lãnh đạo, quản lý thời gian,...). Tôi đề xuất bạn nên viết chúng theo tỷ lệ 2:1, cứ 2 kỹ năng cứng sẽ đi kèm với 1 kỹ năng mềm.

Jennifer Roquemore, Giám đốc điều hành của Resume Writing Services cho biết: "Hồ sơ xin việc chứa quá nhiều kỹ năng mềm cũng không hẳn là tốt. Bởi hầu như không một ai muốn tuyển một ứng viên không có kiến thức nền tảng."

Roquemore cũng nói thêm: "Mặt khác, việc chỉ liệt kê các kỹ năng cứng mà bỏ qua kỹ năng mềm cũng cho thấy bạn là một ứng viên không mấy tiềm năng."

3. Tiêu đề sơ yếu lý lịch không phù hợp

Tiêu đề bạn nên đặt ở phần đầu của sơ yếu lý lịch, ngay dưới thông tin liên hệ.

Từ khóa trong tiêu đề của sơ yếu lý lịch rất quan trọng. Nó sẽ cho các nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn có phải là một ứng viên lý tưởng cho vị trí này hay không. Ví dụ, bạn đang nộp đơn ứng tuyển cho vị trí Giám đốc của một thương hiệu cao cấp và sơ yếu lý lịch của bạn có tiêu đề được in đậm với nội dung "Giám đốc tiếp thị thương hiệu" thì các nhà tuyển dụng sẽ tập trung, xem xét rất kỹ các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.

Còn nếu tiêu đề sơ yếu lý lịch của bạn viết "Giám đốc truyền thông xã hội" thì các nhà tuyển dụng có thể vẫn cân nhắc xem xét (nếu nhận thấy 2 công việc này có sự tương đồng) nhưng họ sẽ không cho rằng bạn là sự lựa chọn tốt nhất.

4. Thiết kế "lòe loẹt" quá đà

Quá nhiều màu sắc tươi sáng, quá nhiều hình ảnh hoặc đường kẻ đi theo nhiều hướng khác nhau,... sẽ khiến bạn trở thành một ứng viên đang cố gắng thể hiện quá sức của mình.

Hầu hết các nhà quản lý tuyển dụng đều không quá coi trọng những bản hồ sơ hào nhoáng. Tôi đã gặp tình huống này rất nhiều lần. Họ cố gắng để giúp mình trông "nổi bật" hơn nhưng nó thật sự không đem lại hiệu quả.

Tốt nhất bạn nên thiết kế hồ sơ của mình một cách đơn giản (ví dụ: văn bản có màu đen hoặc trắng, các dòng rõ ràng, phông chữ nhất quán,...). Trong một số ngành như thiết kế đồ họa hoặc quảng cáo thì bạn hoàn toàn có thể sáng tạo và thể hiện năng lực của bản thân. Nhưng đừng quá đà.

5. Lỗi định dạng và ngữ pháp

Dưới đây là một số lỗi định dạng và ngữ pháp phổ biến nhất cần lưu ý:

● Sử dụng đại từ ngôi thứ nhất. Khi viết sơ yếu lý lịch, chúng ta được phép loại bỏ các đại từ nhân xưng như "Tôi", "của tôi",... Thay vì "Tôi là người dẫn đầu trong các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số", bạn chỉ cần nói "Các chiến dịch tiếp thị mũi nhọn."

● Đánh vần các con số. Điều này khiến cho các nhà tuyển dụng gặp khó khăn trong việc đọc lướt để tìm ra các thành tích có thể định lượng và đo lường. Đồng thời nó cũng chiếm khá nhiều không gian.

● Không gạch đầu dòng trước một số động từ mạnh. Ví dụ như: Hỗ trợ, giám sát, dẫn dắt, phân tích, sử dụng...

● Sử dụng sai thì. Mặc dù điều này trông có vẻ như đơn giản nhưng rất nhiều ứng viên đã mắc phải. Hãy chú ý và kiểm tra lại thật kỹ điều này.

● Cấu trúc quá ngắn hoặc quá dài. Cố gắng giữ cho độ dài của sơ yếu lý lịch nằm trong khoảng từ 1 đến 2 trang. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc chưa thể trình bày đủ các nội dung thì hãy cân nhắc đến việc đề cập đến các khóa học, công việc thiện nguyện hoặc thậm chí là sở thích (nếu chúng có mối liên kết với công việc mà bạn đang ứng tuyển).

Mai Phương

Theo CNBC

Xem thêm: nhc.88731153172211202-car-gnuht-oav-ob-ib-ceiv-nix-vc-ohc-neihk-es-cam-yah-neiv-gnu-cac-am-tahn-nol-mal-ias-5-ar-nahn-iot-gnud-neyut-mal-man-62/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“26 năm làm tuyển dụng, tôi nhận ra 5 sai lầm lớn nhất mà các ứng viên hay mắc sẽ khiến cho CV xin việc bị bỏ vào thùng r”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools