Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ các tuyến đường sắt liên vận đi các nước ASEAN cũng như khu vực châu Âu. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cản trở vận tải đường biển và đường hàng không thì dịch vụ đường sắt chở hàng đã trở thành một giải pháp tốt.
Lượng hàng vận chuyển bằng đường sắt đã tăng hơn 50% trong năm ngoái và tiếp tục tăng trong năm nay. Đây cũng được coi là một hướng đi có thể góp phần giải quyết tình trạng hàng hóa ùn ứ vẫn hay xảy ra tại các cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thời dịch bệnh, theo nhiều chuyên gia nếu tận dụng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ các tỉnh phía Bắc nước ta đến thẳng các trung tâm phân phối hàng hóa logistic sâu trong nội địa Trung Quốc như Trùng Khánh, Hồ Nam là một hướng gợi mở.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt được coi là một hướng đi có thể góp phần giải quyết tình trạng hàng hóa ùn ứ vẫn hay xảy ra tại các cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Hiện nay, các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc với Việt Nam như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam bùng phát dịch. Theo chính sách "Zero COVID", Hải quan Trung Quốc kiểm tra rất ngặt nghèo các mặt nông, thủy sản đông lạnh bởi nước này luôn cảnh giác với các loại bao bì nhiễm COVID-19 từ hàng nhập khẩu.
Theo ông Nông Đức Lai - Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc - vấn đề quan trọng là phải có sự phối hợp chặt chẽ từ các Bộ trong ký kết với phía bạn. Hàng hóa cũng phải là hàng xuất chính ngạch, hay đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe.
"Các doanh nghiệp cần nắm bắt, cập nhật thông tin quy định mới về an toàn vệ sinh thực phẩm về truy xuất nguồn gốc, đóng gói bao bì để tổ chức sản xuất", ông Nông Đức Lai cho hay.
Quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc ngày càng tiến gần với tiêu chuẩn Âu - Mỹ. Là đối tác thương mại số 1 của khối ASEAN với Trung Quốc, nhưng xuất khẩu nông sản tiểu ngạch của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn còn chiếm tỷ trọng cao và đây tiếp tục là rủi ro.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.28571713182211202-tas-gnoud-neyuhc-nav-ut-neib-cat-og-oaht/et-hnik/nv.vtv