vĐồng tin tức tài chính 365

Hải tặc và cuộc chiến ngàn năm không hồi kết - Kỳ 3: Huyền thoại và đời thực kho báu cướp biển

2021-12-29 08:48
Hải tặc và cuộc chiến ngàn năm không hồi kết - Kỳ 3: Huyền thoại và đời thực kho báu cướp biển - Ảnh 1.

Những núi vàng của hải tặc chỉ xuất hiện trong các bộ phim như Cướp biển vùng Caribê - Ảnh chụp từ clip

"Cộng hòa cướp biển" ở Caribê

William Kidd, một cướp biển người Anh ở thế kỷ 18, là số ít hải tặc chôn giấu của cải cướp được trên đảo Gardiners ngày nay thuộc Mỹ. Khi bị bắt, gã cố gắng dùng vị trí chôn kho báu được như con bài thương lượng nhưng không thành và cuối cùng bị treo cổ năm 1701.

Theo nhà sử học hàng hải David Cordingly, hải tặc hiếm khi "tiết kiệm" đến mức chôn giấu của cải vì chúng thường đem nướng hết vào bài bạc, rượu rum hoặc phụ nữ ngay khi lên bờ.

Vào cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, Nassau trên đảo New Providence (thuộc Bahamas ngày nay) trở thành điểm tập kết của cướp biển người Anh. Khi cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha bùng nổ tại châu Âu năm 1701, chiến sự cũng lan sang Bắc Mỹ và vùng Caribê, nơi có các thuộc địa của Anh và Tây Ban Nha. Các cuộc tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha vào Nassau khiến phần lớn người dân và quan chức Anh bỏ đi, vậy là cướp biển nghiễm nhiên trở thành chủ nhân mới của hòn đảo.

Trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh kế vị (1701 - 1714), những tên cướp biển ở Nassau mặc sức tấn công các tàu của Pháp và Tây Ban Nha vì đang ở phe đối địch với Anh mà không sợ bị trừng phạt. Vì những thành công trong việc cướp bóc, Benjamin Hornigold nhận được sự tôn trọng lớn tại Nassau và tuyên bố thành lập "một nền cộng hòa của cướp biển". Trên thực tế, đây không phải là một nước cộng hòa theo đúng nghĩa đen mà hoạt động dựa trên "bộ quy tắc" do Hornigold đặt ra và được tôn trọng gần như tuyệt đối.

Một số nguyên tắc này mang tính dân chủ khá cao, chẳng hạn thủy thủ đoàn có quyền phản đối quyết định và hình phạt của thuyền trưởng nếu đa số cho rằng nó không hợp lý. Cướp biển cũng có thể tự chọn và bầu thuyền trưởng mới nếu đa số tán thành. Của cải cướp được cũng được chia đồng đều giữa các thành viên ngoại trừ thuyền trưởng và thuyền phó. 

Sau chiến tranh kế vị, số cướp biển đổ về Nassau tăng đột biến vì "mất việc làm" ở châu Âu. Tại Caribê, chúng tiếp tục cướp bóc tàu Pháp và Tây Ban Nha, đồng nghĩa việc đã vi phạm quy ước với nước bảo trợ Anh vì lúc này các bên đã giảng hòa.

Sụp đổ

Vào thời đỉnh cao, Nassau có hơn 1.000 tên cướp và đủ sức đấu tay đôi với lực lượng hải quân đồn trú tại Caribê. Tuy nhiên, nền cộng hòa cướp biển không tồn tại được lâu vì lòng tham của con người là vô đáy. Hornigold vẫn cố gắng duy trì nguyên tắc bất thành văn là không tấn công tàu bè Anh với hy vọng nó sẽ giúp gã giữ được hình ảnh là một cướp biển hợp pháp được London bảo trợ. Điều này đã tạo ra sự bất mãn ở Nassau và ngay chính trên tàu của Hornigold.

Cuối cùng, sau một cuộc bỏ phiếu, Hornigold bị lật đổ khỏi ghế thuyền trưởng và mất vị thế tại Nassau. Sau khi hạ bệ Hornigold, những tên cướp bắt đầu manh động hơn và tấn công các tàu của Anh, bao gồm cả tàu chở nô lệ. Hành động này đã khiến giới quý tộc và thương nhân ở London tức giận, cộng thêm những lời phàn nàn Tây Ban Nha, nước Anh quyết định cử lực lượng hải quân đến Nassau để thiết lập lại trật tự.

Điều thú vị là trọng trách này được giao cho Woodes Rogers, một cướp biển hợp pháp trong chiến tranh kế vị. Trước khi Rogers đến Nassau, nhà vua đã ra lệnh xá tội cho tất cả hải tặc nếu chúng bỏ nghề và trọng thưởng nếu bắt được cướp biển. Điều này đã dẫn đến sự đầu hàng của hàng trăm tên cướp biển ở Nassau, trong đó có Hornigold. Sau khi Rogers đến Nassau, Hornigold tình nguyện trở thành thuyền trưởng tàu lùng cướp biển như một hình thức lấy công chuộc tội.

Cộng hòa cướp biển ở Nassau tồn tại đến năm 1718 là chấm dứt nhưng trong khoảng 10 năm, nó thu hút được những cướp biển sừng sỏ nhất khu vực, bao gồm cả cướp biển Râu Đen Edward Teach. Giai thoại kể lại rằng trong cuộc đấu cuối cùng với hải quân Anh, Râu Đen chỉ gục ngã sau khi bị đâm hàng chục nhát và bị bắn 5 lần. Những mô tả về Râu Đen được ghi chép lại sau này đã giúp gã trở thành hình tượng cho rất nhiều nhân vật cướp biển trong các bộ phim và tiểu thuyết.

Hải tặc và cuộc chiến ngàn năm không hồi kết - Kỳ 3: Huyền thoại và đời thực kho báu cướp biển - Ảnh 2.

Tạo hình của nữ cướp biển Anne Bonney trong bộ phim Vương quốc cướp biển đã mất của Netflix - Ảnh: NETFLIX

Những nữ cướp biển nổi tiếng

Không có nhiều nữ hải tặc trong lịch sử vì dân đi biển thời đó tin rằng thật xui xẻo khi có phụ nữ trên tàu. Bartholomew Roberts, cướp biển được xem như cha đẻ của lá cờ đầu lâu xương chéo, đã đặt ra những quy định hết sức nghiêm khắc về việc này. Theo đó, thủy thủ nào đem phụ nữ lên tàu hoặc giúp cô ta cải trang và che giấu thân phận để lên tàu sẽ bị giết ngay lập tức.

Mặc dù vậy vẫn có những trường hợp trở thành nữ cướp biển, tất nhiên không phải trên tàu của Roberts. Hai nữ cướp biển nổi tiếng nhất là Anne Bonney và Mary Reed, bị bắt vào năm 1720 và đưa ra xét xử ở Jamaica. Cả hai đều bị kết án tử hình nhưng được tha vì đang mang thai. Mary Reed chết do sốt vài tháng sau phiên tòa. Riêng Anne Bonney, nữ cướp biển đã từng đến Nassau vào thời hoàng kim của nó, không ai rõ tung tích sau khi được thả.

Tuy nhiên khi nhắc đến những nữ hải tặc, không ai vượt qua được Trịnh Nhất Tẩu (tên thật là Thạch Dương) sống vào thời nhà Thanh vì quyền lực của bà ta đối với đế chế hải tặc Hồng Kỳ bang. Trong quyển Cướp biển ở bờ biển phía nam Trung Quốc từ năm 1790 đến 1810, tiến sĩ Dian H Murray cho biết cái tên Trịnh Nhất Tẩu là do bề dưới kính nể gọi sau khi Thạch Dương trở thành vợ của Trịnh Nhất, một cướp biển từng sang Việt Nam thần phục nhà Tây Sơn. Khi Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, nhóm cướp biển quay trở về Quảng Đông (Trung Quốc).

Nhờ tài mưu lược của vợ, Trịnh Nhất thống nhất được các nhóm cướp biển ở Quảng Đông dưới trướng và chia thành các đội Cờ Đỏ, Cờ Đen, Cờ Trắng, Cờ Xanh, Cờ Vàng và Cờ Tím đi gieo rắc kinh hoàng dọc bờ biển phía nam Trung Quốc từ năm 1805. Trong đó đội Cờ Đỏ (Hồng Kỳ) của Trịnh Nhất có nhiều tàu nhất và thiện chiến nhất. Năm 1807, Trịnh Nhất Tẩu thâu tóm quyền lực sau cái chết của chồng và chỉ sau 1 năm đã củng cố vị trí người đứng đầu liên minh cướp biển.

Theo tiến sĩ Murray, đế chế hải tặc của Trịnh Nhất Tẩu có lúc lên tới 1.200 tàu lớn nhỏ và 70.000 thành viên, riêng bà chỉ huy trực tiếp 24 tàu và con trai nuôi cũng là người tình Trương Bảo chỉ huy hơn 200 tàu. Trong vòng 3 năm, các băng cướp dưới quyền Trịnh Nhất Tẩu đã đánh bại các đội tàu của chính quyền Mãn Thanh ở Quảng Đông, buộc Bắc Kinh phải cầu cứu hai nước Anh và Bồ Đào Nha cuối năm 1809.

Nội bộ chia rẽ và việc mất nhiều tàu trong các trận giao chiến khiến Trịnh Nhất Tẩu bất an. Đúng lúc này, năm 1810, triều đình Mãn Thanh chủ trương chiêu hàng và cam đoan không bắt tội Trịnh Nhất Tẩu cùng thuộc hạ nếu Hồng Kỳ bang giải tán. Bà chớp cơ hội để điều đình, cuối cùng chấp nhận đầu hàng để được giữ lại tài sản đã cướp và sống an nhàn đến khi qua đời năm 1844 ở tuổi 69.

Sự ra đời của tàu hơi nước khiến h oạt động cướp biển dần lụi tàn vào giữa thế kỷ 19 vì hải tặc không có loại thuyền nào có thể chạy với tốc độ nhanh mà không cần gió. Với Tuyên bố Paris về tôn trọng luật hàng hải được ký kết năm 1856, các quốc gia mạnh về hàng hải thời bấy giờ cam kết không sử dụng tư nhân để bắn phá và cướp bóc tàu bè của nhau, đồng nghĩa kể từ đó không còn cái gọi là cướp biển hợp pháp.

Kỳ 3: Đầu lâu, xương chéo thời hiện đại

Mặc dù nạn cướp biển chưa bao giờ trở lại mức như trong các thế kỷ trước, nó vẫn chưa hoàn toàn biến mất và hải quân các nước vẫn đang tiếp tục cố gắng ngăn chặn nạn cướp biển tại châu Phi và eo Malacca.

Hải tặc và cuộc chiến ngàn năm không hồi kết - Kỳ 2: Dai như nghề cướp biểnHải tặc và cuộc chiến ngàn năm không hồi kết - Kỳ 2: Dai như nghề cướp biển

TTO - Cướp biển chưa bao giờ biến mất hoàn toàn và có lẽ trong tương lai cũng sẽ như thế. Mỗi khi thời buổi loạn lạc nổ ra, các quốc gia ven biển yếu đi là cướp biển lại trỗi dậy.

Xem thêm: mth.96043923282211202-neib-pouc-uab-ohk-cuht-iod-av-iaoht-neyuh-3-yk-tek-ioh-gnohk-man-nagn-neihc-couc-av-cat-iah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hải tặc và cuộc chiến ngàn năm không hồi kết - Kỳ 3: Huyền thoại và đời thực kho báu cướp biển”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools